TIN THỦY SẢN

Quy trình nuôi tôm theo thực hành Viet GAP

Ứng dụng quy trình nuôi thực hành Việt GAP là giải pháp đảm bảo an toàn dịch bệnh cho vùng nuôi. Văn Hòa

Sóc Trăng tự hào là vùng nuôi tôm công nghiệp đứng đầu cả nước, sản lượng tôm nuôi và chế biến xuất khẩu chiếm tương đương 20% giá trị xuất khẩu tôm của cả nước. Người nuôi tôm ở Sóc Trăng đã không ngừng đầu tư ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và quy trình nuôi tiên tiến hơn, năng suất, chất lượng cao hơn.

Nghề nuôi tôm nước lợ ở Sóc Trăng gắn với công nghiệp chế biến xuất khẩu, giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm ở Sóc Trăng chiếm 20% giá trị xuất khẩu của cả nước. Thủy sản là thế mạnh đặc thù vùng duyên hải Sóc Trăng, là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Với vai trò quan trọng đó mà ngành chức năng không chỉ tìm ra những biện pháp để vùng nuôi phát triển an toàn, có tính bền vững cao, mà còn hướng nông dân đến quy trình nuôi tôm sạch, nuôi an toàn theo tiêu chuẩn Việt GAP, nhằm giữ cho thương hiệu tôm Sóc Trăng đứng vững trên thị trường xuất khẩu  và đó cũng nhằm bảo vệ quyền lợi cho chính người nuôi tôm nước lợ  tỉnh nhà.

Sóc Trăng tự hào là vùng nuôi tôm công nghiệp đứng đầu cả nước, sản lượng tôm nuôi và chế biến xuất khẩu chiếm tương đương 20% giá trị xuất khẩu tôm của cả nước.  Người nuôi tôm ở Sóc Trăng đã không ngừng đầu tư ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và quy trình nuôi tiên tiến hơn, năng suất, chất lượng cao hơn. Vùng nuôi tôm nước lợ của tỉnh    được quy hoạch khá chặt chẻ, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của vùng đất nhiễm mặn ở thị xã Vĩnh Châu, Trần Đề, Cù Lao Dung, Mỹ Xuyên và một phần diện tích của huyện Long Phú và Mỹ Tú.  Nghề này gắn liền với hơn 51.000 hộ dân chuyên nghề nuôi tôm nước lợ nên vấn đề tổ chức quy hoạch vùng nuôi, mô hình nuôi, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nuôi an toàn, cho đến đảm bảo thương hiệu tôm thương phẩm được ngành chuyên môn tập trung, để nghề nuôi được an toàn, bền vững hơn.

Nghề nuôi tôm nước lợ đã hình thành các mô hình tổ chức, như hợp tác xã, tổ hợp tác, câu lạc bộ để chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi và hướng đến quy trình nuôi an toàn, nuôi tôm sạch. Chính người nuôi đã thấy được quyền và lợi ích lâu dài đối với mục tiêu đảm bảo chất lượng tôm thương phẩm. Huyện Trần Đề, thị xã Vĩnh Châu  là vùng nuôi tôm công nghiệp với quy mô lớn ở Sóc Trăng và người dân đã ứng dụng tốt quy trình nuôi thực hành Việt GAP. Nuôi tôm an toàn thực phẩm, nuôi tôm sạch, không để tôm thương phẩm nhiễm dư lượng kháng sinh, tồn dư hóa chất cấm cũng là lợi ích của người nuôi và giữ cho thương  hiệu tôm Việt Nam đứng vững trên thị trường xuất khẩu. Thạc sĩ Phương Ngọc Tuyết, Trưởng phòng Kế hoạch-nghiệp vụ- chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cho biết: Khi mà tôm thương phẩm Việt Nam xuất khẩu mà các nước nhập khẩu xét nghiệm thấy trong một lô hàng có nhiễm hóa chất kháng sinh cấm sử dụng, hóa chất trong danh mục cấm thì họ sẽ trả về. Lúc đó những lô hàng khác không bị cũng bị trả về nước và họ sẽ thông tin trên mạng, thậm chí họ sẽ không nhập khẩu và ảnh hưởng đến uy tín.

Sự tiến bộ của người nuôi tôm và người nuôi cũng nâng cao ý thức nuôi an toàn vệ sinh thực phẩm để góp phần giữ vững thương hiệu tôm thương phẩm cũng được nâng lên. Đây là hướng đi tất yếu vì có như vậy thì nghề nuôi mới phát triển bền vững. Không riêng ở Trần Đề, người nuôi tôm ở Vĩnh Châu cũng đang hướng đến quy trình nuôi an toàn, đặc biệt là vùng nuôi thâm canh trọng điểm như xã Hòa Đông. Ông Mã Chí Thọ, Chủ tịch UBND xã Hòa Đông cho biết: Hòa Đông là địa bàn tập trung nuôi công nghiệp, bán công nghiệp lớn. Chúng tôi vận động bà con phải thực hiện tốt các quy trình cụ thể từ khung lịch thời vụ, biện pháp chọn giống, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nuôi tôm là nghề sản xuất hàng hóa xuất khẩu, nhận thức đúng tầm quan trọng đó để có biện pháp nuôi tôm an toàn, bảo vệ thương hiệu tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế, đó cũng là bảo vệ chính quyền lợi của người nuôi.

Thực hiện tốt quy trình nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, ứng dụng quy trình nuôi thực hành Việt GAP là giải pháp đảm bảo an toàn dịch bệnh cho vùng nuôi. Nuôi tôm thương phẩm đạt chất lượng sẽ gắn kết quyền lợi giữa người nuôi và nhà chế biến xuất khẩu khi thương hiệu tôm Việt nam đứng vững trên thị trường xuất khẩu. 

Văn Hòa Đài Phát Thanh -Truyền Hình Sóc Trăng