Rùa thính hơn khi ở nước
Kết quả từ các cuộc thử nghiệm của nhà nghiên cứu Jakob Christensen-Dalsgaardv thuộc trường Đại học Nam Đan Mạch và phòng thí nghiệm biển Woods Hole của Hoa Kỳ trên 21 cá thể rùa tai đỏ đã cho thấy khả năng phát hiện âm thanh nhanh nhạy của loài rùa trong môi trường nước.
Tai giữa của loài rùa giúp chúng cảm nhận âm thanh tốt hơn khi ở dưới nước (Ảnh: Shutterstock)
Khi ở dưới nước, loài rùa thu nhận và phản xạ với âm thanh tốt hơn khi chúng ở trên cạn. Trong môi trường không khí, tần số âm thanh cao nhất mà chúng có thể nghe rơi vào quãng từ 400 – 500 Hz, và ngưỡng nghe thấp nhất là 60 dB. Còn trong môi trường nước, chúng có thể cảm nhận âm thanh ở các tần số như nhau, nhưng ngưỡng nghe là 80 dB.
Lý giải điều này, các nhà nghiên cứu kết luận rằng bởi chúng có cái tai giữa lớn. Trải qua quá trình tiến hóa, cấu trúc tai giữa của loài rùa cũng đã biến đổi để thích nghi với môi trường nước. Với phát hiện kể trên, các nhà khoa học sẽ có thêm cơ sở để tìm hiểu cách thức rùa cũng như các loài khác nói chung sử dụng thính giác để giao tiếp.