Sự lây truyền virus TiLV giữa các thế hệ cá rô phi
Một nghiên cứu đã cung cấp các bằng chứng về việc virus TiLV (Tilapia Lake Virus)- là một loại virus mới trên cá rô phi, có thể được truyền từ đời bố mẹ nhiễm bệnh đến trứng đã được thụ tinh.
Phân tích cá bố mẹ nhiễm bệnh thấy rằng TiLV là nguyên nhân gây ra các bệnh nhiễn trùng hệ thống trên gan, thận, lá lách, não, tim và các mô liên kết. Nghiên cứu cũng phân lập được virus này trên các tuyến sinh dục và tế bảo trứng của cá bố mẹ.
Nhiều nghiên cứu còn chứng mình rằng từ trứng cá bị nhiễm có thể tạo ra hợp tử nuôi trong ống nghiệm bị nhiễm bệnh. Dựa trên những kết quả nghiên cứu khác, virus có thể lây lan rộng rãi chỉ sau một lần tiếp xúc.
Bệnh TiLV trên cá rô phi
TiLV là bệnh nhiễm trùng, ảnh hưởng cả cá nuôi và cá tự nhiên. Nó được tìm thấy ở Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ. Các nghiên cứu trước đây đã chứng tỏ virus lan truyền qua môi trường nước, sự lây nhiễm diễn ra khi nuôi nhốt chúng chung với nhau. Virus này có tỉ lệ tử vong cao (trong một số trường hợp có thể lên tới 90%), và giết chết hầu hết các ấu trùng cá rô phi. TiLV là nguyên nhân của các bệnh nhiễm trùng cận lâm sàng, vị trí bị nhiễm bệnh có thể không có bất kì triệu chứng nào.
Nghiên cứu
Các nhà nghiên cứu muốn làm sáng tỏ liệu TiLV có truyền từ cá bố mẹ bị bệnh sang cơ quan sinh sản và con cháu của chúng. Để kiểm chứng câu hỏi này, họ đã tiến hành thực nghiệm ba cặp cá rô phi bố mẹ bằng việc tiêm vào cơ chủng virus TiLV NV18R. Trong đó, có hai cặp đã được tiêm nước muối để làm nghiệm thức đối chứng. Sau khi tiêm 6 ngày, cá vẫn không có triệu chứng bị nhiễm bệnh mặc dù khi kiểm tra thì chúng có mang virus.
Các nhà khoa học đã tiến hành sinh sản và thụ tinh cho trứng trong ống nghiệm. Họ sẽ quan sát trứng đã thụ tinh vào lúc 3, 12 và 64 giờ để xem sự phát triển của hợp tử. Sau đó họ sẽ gây chết cá rô phi và phân tích cơ quan nội tạng và mô.
Kết quả
Khi trứng được thụ tính tiến hành PCR – kĩ thuật giúp chẩn đoán bệnh nhiễm trùng, nuôi cấy tế bào và lai tại chỗ (ISH), phần lớn chúng thuộc nhóm mang chủng virus TiLV NV18R. Các tế bào trứng thuộc nghiệm thức đối chứng thì không thấy dấu hiệu bị cảm nhiễm.
Khi các nhà nghiên cứu kiểm tra cơ quan nội tạng của cá bố mẹ nhiễm bệnh bằng PCR thì cho thấy chúng có mang TiLV. Kết quả từ ISH cho thấy virus đã di chuyển từ chỗ cơ được tiêm đến các mô liên kết, gan và cơ quan sinh sản. Virus cũng được phát hiện ở trứng của con cái. Nhóm đối chứng thì không có dấu hiệu của TiLV.
Dựa vào kết quả trên, các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng virus lây nhiễm đến các cơ quan là nhờ hệ tuần hoàn. Các khu vực mô gần với các mạch máu có thể là những vùng đầu tiên nhiễm bệnh. Sau khi tiếp xúc, chúng nhanh chóng lan ra các tế bào bên cạnh và có thể lan đến bất kì cơ quan nào mà có động mạch cháy đến.
Khi kiểm tra các mẫu mô từ gan và cơ quan sinh sản, các nhà nghiên cứu chú ý đến việc nhiễm trùng ở tế bào lympho (một loại tế bào bạch cầu). Từ dữ liệu trên, họ suy đoán rằng tế bào lympho bị nhiễm TiLV trong phản ứng miễn dịch đầu tiên- quá trình lây nhiễm tương tự cảm cúm.
Khi phát hiện tác động của virus lên cơ quan sinh sản của cá rô phi, các nhà nghiên cứu đã kết luận tế bào trứng bị ảnh hưởng nhiều hơn tinh hoàn. Bởi vì mô tinh hoàn cho kết quả PCR dương tính nhưng lại không thấy sự hiện diện của virus ở tinh trùng. Như vậy, sự nhiễm bệnh ở các tế bào trứng được thụ tinh có nguồn gốc từ trứng chứ không phải tinh trùng.
Khuyến cáo
Trong trường hợp này, các nhà nghiên cứu kêu gọi nhà sản xuất sử dụng cá bố mẹ không có TiLV và khuyến cáo nên kiểm tra trứng đã thụ tinh đảm bảo không bị nhiễm virus. Điều này sẽ giúp phòng ngừa sự sinh sôi nảy nở của mầm bệnh trong sản xuất giống.
Họ cũng đề nghị nghiên cứu thêm trứng nhiễm virus có phát triển thành ấu trùng, cá bột, cá hương nhiễm bệnh hay không. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng việc hiểu biết về việc phát sinh bệnh và lây nhiễm sẽ giúp chúng ta có thể phòng ngừa tốt hơn.