Suy giảm khứu giác trên cá chẽm
Nghiên cứu mới cho thấy cá đang mất khứu giác do các đại dương ngày càng có tính axit do nồng độ carbon dioxide (CO2) trong khí quyển tăng cao.
Nguyên nhân
Axit cacbonic được hình thành do nước biển hấp thụ cacbon đioxit (CO2) có trong khí quyển đang ngày một tăng và được dự đoán sẽ tiếp tục tăng cao trong nhiều năm tới.
Một số loại cá sử dụng khứu giác để tìm kiếm thức ăn, nơi cư trú an toàn, tránh những kẻ săn mồi, nhận biết nhau và tìm nơi sinh sản thích hợp. Do đó, việc suy giảm khả năng khứu giác có thể ảnh hưởng đến cho sự sinh tồn của chúng.
Nghiên cứu trên cá chẽm
Nghiên cứu đầu tiên xem xét tác động của việc tăng CO2 trong đại dương lên hệ thống khứu giác của các loài cá. Đầu tiên các nhà nghiên cứu so sánh hành vi của cá chẽm trong điều kiện CO2 ở mức bình thường của đại dương với những mức axit được dự đoán. Cá chẽm ở vùng nước có tính axit bơi ít hơn và ít có khả năng phản ứng khi ngửi được mùi của động vật ăn thịt, thêm nữa đáng lo ngại rằng việc lượng axit tăng cũng làm chúng có khả năng bị “tê liệt”.
Các chuyên gia tại Đại học Exeter, phối hợp với các nhà khoa học từ Trung tâm khoa học biển (CCMar, Faro, Bồ Đào Nha) và Trung tâm khoa học môi trường, nghề cá và nuôi trồng thủy sản (Cefas), cũng đã kiểm tra khả năng phát hiện những mùi khác nhau của cá chẽm. Họ đã làm điều này bằng cách ghi lại hoạt động hệ thần kinh của cá trong khi mũi của chúng tiếp xúc với những mực nước có nồng độ CO2 và axit khác nhau.
Kết quả nghiên cứu
Từ nghiên cứu trên các nhà khoa học đánh giá rằng, khứu giác của loài cá chẽm giảm tới một nửa trong nước biển bị axit hóa với mức CO2 được dự đoán trước đó. Một số mùi liên quan đến nguồn thức ăn và các tình huống bị đe dọa có ảnh hưởng mạnh hơn đến khả năng đánh hơi và phản ứng của chúng so với các mùi khác. Điều này được giải thích là do nước bị axit hóa ảnh hưởng đến cách các phân tử chất tạo mùi liên kết với các thụ thể khứu giác trong mũi cá, làm giảm khả năng phân biệt các kích thích quan trọng này của chúng.
Biểu hiện gen của cá
Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu đến việc CO2 và độ axit tăng cao trong nước ảnh hưởng đến các gen biểu hiện trong mũi và não của cá chẽm và tìm thấy bằng chứng cho sự thay đổi biểu hiện của nhiều loài liên quan đến việc cảm nhận mùi và xử lý thông tin này. Mặc dù chỉ sử dụng loài cá chẽm trong nghiên cứu, nhưng các tác động lên khứu giác lại rất phổ biến đối với nhiều loài thủy sinh và do đó những phát hiện này sẽ được áp dụng rất rộng rãi.
Các nhà khoa học muốn kiểm tra xem có khả năng nào để đền bù cho sự suy giảm khứu giác của cá hay không, nhưng phát hiện ra rằng thay vì tăng biểu hiện của các gen đối với các thụ thể trong mũi, chúng lại làm ngược lại, khiến vấn đề càng nghiêm trọng.
Thách thức đặt ra trong tương lai
Giáo sư Rod Wilson từ Đại học Exeter nhận định rằng trạng thái của cá bị ảnh hưởng bởi hàm lượng CO2 trong tương lai sẽ tăng cao hơn: “Kết quả của chúng tôi cho thấy CO2 tác động trực tiếp đến mũi của cá. Cộng với tác động của CO2 lên chức năng của hệ thống trung tâm thần kinh, điều này đã đưa đến việc suy giảm khả năng xử lý thông tin trong chính não bộ của chúng. Người ta vẫn chưa biết cá sẽ có thể khắc phục những vấn đề này nhanh như thế nào khi nồng độ sẽ còn CO2 tăng lên trong tương lai. Tuy nhiên, việc phải đối phó với hai các vấn đề do CO2 gây ra, thay vì chỉ một, có thể làm giảm khả năng thích nghi của chúng.”
Thời báo Nature Climate Change công bố rằng lượng CO2 trong tương lai gần sẽ làm suy giảm hệ thống khứu giác của cá biển. Một báo động đáng lo ngại đến tồn tại và phát triển của hầu hết các loài cá biển.