Tăng cường sức khỏe hô hấp mùa dịch với món cá chép
Cá chép là món ăn phổ biến của nhiều gia đình Việt với các cách chế biến như canh chua, hấp, rán, làm ruốc, nấu cháo cá chép,... Ăn cá chép đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như cải thiện hệ miễn dịch, tốt cho tiêu hóa hay ngăn ngừa các bệnh mạn tính.
Cá chép có tên khoa học là Cyprinus carpio (Tên Tiếng Anh là Carp), là loại cá nước ngọt phổ biến ở hầu hết mọi nơi trên thới giới. Cá chép là loài cá thuộc họ Cyprinidae, có nguồn gốc từ châu Á và Đông Âu, thuộc chi Cyprinus. Cá chép có thân thuôn dài, thường là từ 40 - 80cm, vảy lớn, màu đồng vàng hoặc đồng thau, bụng cá từ hơi ngả vàng tới trắng.
Tại Việt Nam, cá chép còn có tên gọi khác là cá gáy. Cá chép thường được nhắc đến trong các món cháo tốt cho bà bầu, người ốm,.. và việc ăn cá chép đều đặn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhất là khi Covid-19, các bệnh vào mùa đang gia tăng trở lại.
Giá trị dinh dưỡng của cá chép
- Nguồn axit béo, protein, khoáng chất và vitamin tan trong chất béo tốt như vitamin A (30 IU), vitamin B tổng hợp (như như niacin, pyridoxine (B-6), vitamin D và vitamin E. Ngoài ra còn có vitamin-B12 , thiamin và riboflavin.
Phần nạc cá là nguồn axit béo không bão hòa đa tốt cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều cá chứa axit béo omega-3 có thể hạn chế và ngăn ngừa sự suy giảm nhận thức, mất trí nhớ, trầm cảm, rối loạn tâm thần, hen suyễn,...
- Lượng calo cao vừa phải, trung bình 100g cá chép chứa 127 calo và 17,8g protein.
- Chỉ chứa một lượng rất nhỏ thủy ngân (0,11o ppm) nên theo FDA, cá chép được coi là lựa chọn tốt nhất khi xem xét tới nồng độ thủy ngân trong thịt.
- Cá chép là một nguồn axit béo omega-3 eicosapentaenoic (EPA) , axit docosapantaenoic (DPA) và axit docosahexaenoic (DHA) vừa phải. Các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng các axit béo này, đặc biệt là DHA, đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ thần kinh, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- 100 g cá chép chứa 988 IU vitamin D tương đương khoảng 165% lượng khuyến cáo hàng ngày (DV).
Ngoài các giá trị dinh dưỡng kể trên thì cá chép còn là một nguồn tự nhiên giàu khoáng chất tốt bao gồm i-ốt, selen, phốt pho, canxi, kẽm, kali, maige.
Các lợi ích sức khỏe của cá chép
Theo Đông Y thì cá chép là dương tính trong âm tính, có tác dụng lợi tiểu tiện, cho nên có thể chữa được bệnh khi kết lạnh; bình phổi thông sữa, làm sạch đường tiêu hóa, bài tiết và trừ khử được tả độc sưng tấy.
Theo y học hiện đại thì nguồn dinh dưỡng từ cá chép có nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu ăn đúng cách, cụ thể:
- Hỗ trợ trái tim khỏe mạnh
Cá chép chứa axit béo omega-3 giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch. Sự cân bằng giữa omega-3 và omega-6 cũng được cải thiện, nhờ đó ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám và nguy cơ xơ vữa động mạch.
Ngoài ra, axit béo trong cá chép cũng giúp giảm huyết áp, phòng tránh căng thẳng cho hệ thống tim mạch từ đó giảm nguy cơ đột quỵ và cơn đau tim.
- Chống viêm
Axit béo omega-3 ngoài tốt cho tim mạch thì còn có tác dụng chống viêm hiệu quả. Cholesterol tốt trong cá chép cũng có tác dụng giảm nguy cơ viêm khớp dạng thấp.
- Tăng cường khả năng miễn dịch
Sự thiếu hụt kẽm, canxi hoặc sắt có thể ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch. Cá chép rất giàu kẽm giúp kích thích hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, chiếm khoảng 10% RDI.
- Cải thiện đường tiêu hóa
Việc bổ sung nguồn axit béo omega-3 từ cá chép vào chế độ ăn giúp giảm táo bón, đầy bụng. Vì thế chúng ta hay thấy bà bầu thường được khuyên ăn cháo cá chép do thai phụ dễ bị táo bón.
Ngoài ra, axit béo omega-3 cũng được chứng minh góp phần giảm nguy cơ mắc hội chứng viêm ruột.
- Bệnh mãn tính
Cá chép giàu khoáng chất và vitamin A - là nguồn chống oxy hóa giúp tiêu diệt các gốc tự do có hại cho cơ thể. Cụ thể, các gốc tự do có thể biến đổi các tế bào khỏe mạnh dẫn tới các vấn đề sức khỏe mạn tính, thậm chí là ung thư.
- Bệnh đường hô hấp
Lượng chất dinh dưỡng và khoáng chất cao trong cá chép góp phần nâng cao sức khỏe đường hô hấp. Các tình trạng như suy hô hấp mãn tính, viêm phế quản và các bệnh khác có liên quan đến đường hô hấp và phổi. Cá chép giúp giảm viêm và đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.
- Sức khỏe xương và răng
Cá chép có hàm lượng phốt pho cao rất cần thiết cho việc duy trì và phát triển mật độ khoáng trong xương. Từ đó ngăn ngừa nguy cơ loãng xương, mất xương, gãy xương và suy yếu men răng.
- Giảm tốc độ lão hóa
Các vết nám, nếp nhăn trên da hình thành do tuổi tác khiến da bạn kém săn chắc và đàn hồi hơn. Bổ sung các chất chống oxy hóa như cá chép giúp tăng cường sản xuất các tế bài collagen khỏe mạnh và giảm tốc độ lão hóa.
- Ngủ ngon hơn
Vào ngày hè nóng bức việc ngủ ngon cũng trở nên khó hơn. Nhờ lượng magie cao mà cá chép được khuyến nghị nên thêm vào chế độ ăn để có một giấc ngủ ngon hơn. Magie giúp kích thích giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh giúp làm dịu và có giấc ngủ chất lượng hơn.
Ngoài ra, ăn cá chép cũng hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ.
- Cân bằng nội tiết tố
Vitamin C kích thích quá trình trao đổi chất và cân bằng nội tiết tố. Cá chép giàu i-ốt cũng giúp cân bằng chức năng tuyến giáp và hormone trong cơ thể. Đặc tính chống oxy hóa và chống viêm trong cá chép cũng thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
- Sức khỏe thị lực và võng mạc
Beta carotene hoạt động như một chất chống oxy hóa có liên quan đến việc thúc đẩy sức khỏe thị lực và sức mạnh của võng mạc. Ăn cá chép thúc đẩy thị lực và giảm căng thẳng oxy hóa, suy giảm thị lực và ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng.
- Tăng cường chức năng nhận thức
Selenium, kẽm, chất chống oxy hóa và Omega-3 có liên quan đến sức khỏe nhận thức. Các hợp chất này kích thích dẫn truyền thần kinh và ngăn ngừa stress oxy hóa trong các mạch máu và mao mạch của não. Từ đó việc ăn cá chép giàu các dưỡng chất này giúp tăng cường sự tập trung, khả năng ghi nhớ và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới suy giảm nhận thức như Alzheimer và mất trí nhớ.
Lưu ý khi ăn cá chép
Cẩn thận hóc xương: Cá chép có nhiều xương dăm trong phi lê cá nên khi cho trẻ nhỏ ăn cá chép cần gỡ cẩn thận, tránh hóc xương.
Không nên ăn thịt gà cùng với cá chép do cá chép có tính dương còn thịt gà có tính ấm. Tương tự không nên ăn cá chép cùng thịt chó do có thể sinh ra độc tố gây bất lợi cho sức khỏe.
Bài thuốc từ cá chép
Cá chép có thể được dùng trong các bài thuốc, lưu ý các bài thuốc dưới đây là tổng hợp được, bài thuốc có thể hiệu quả với người này nhưng kém hiệu quả ở người khác, bạn nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng để tránh những bất lợi/tác dụng phụ cho sức khỏe.
- An thai: Một con cá chép nặng khoảng nửa cân, để cả vẩy, mổ bỏ tạp ruột, trộn thêm nửa lạng gạo nếp, rửa sạch, cho thêm ít vỏ quýt, gừng sống. Đổ tất cả vào nồi ninh chín, cho thêm ít muối, ăn 5 - 7 lần sẽ có hiệu quả rất nhanh.
- Nôn ở thời kỳ đầu mang thai: Một con cá chép nặng khoảng 250g đánh vẩy, mổ bỏ nội tạng, rửa sạch, cho thêm 6g sa sâm đập nhỏ, 10g gừng tươi thái mỏng. Bỏ cả hai thứ vào trong bụng cá hầm chín, ăn trong ngày, có công hiệu kiện tỳ hòa vị, giảm thổn thức, tiêu trừ nôn mửa.
- Tăng lượng sữa: Một con cá chép nặng khoảng 250g, một chân giò lợn (loại bé), 3g thông thảo. Hầm thật nhừ, ăn dần 1 - 2 ngày sẽ có nhiều sữa.
- Chữa ứ huyết sau sinh: Nghiền, tán nhỏ vẩy cá chép, cho vào từ 3 - 5g nước đun sôi. Uống với ít rượu nếp có công hiệu làm tan huyết, thông huyết.
- Chữa động thai: Cá chép một con 500g, a giao (sao) 20g, gạo nếp 100g, nước vừa đủ, nấu cháo gần chín cho gừng, vỏ quýt, muối. Ăn liền một tuần thì khỏi.
- Chữa mỏi lưng, phù thũng: Cá chép tươi một con (400 - 500g), rễ cây gai 15g, gạo nếp 100g, cá chép làm sạch nấu lấy nước bỏ xương. Rễ gai sắc lấy nước bỏ bã. Lấy nước cá, nước rễ gai nấu cháo ăn nóng ngày 2 lần, một liệu trình 3 - 5 ngày.
Tóm lại, cá chép là một thực phẩm giàu dinh dưỡng thích hợp để bồi bổ và nâng cao sức khỏe cho nhiều đối tượng ở các lứa tuổi khác nhau. Bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn vài lần một tuần để đa dạng dinh dưỡng, đặc biệt là trong mùa dịch.