Thị trường thủy sản bền vững toàn cầu đạt 11 tỉ đô la
Trong một báo cáo mới đây rằng nhu cầu thủy sản chứng nhận bền vững toàn cầu hiện chiếm 14% thị trường toàn cầu – tăng ít hơn dưới 1% trong mười năm qua.
Doanh số bán lẻ thị trường thủy sản bền vững toàn cầu đạt 11.5 tỉ đô trong năm ngoái, đây là kết quả của việc cam kết nguồn gốc thủy sản chứng nhận và quản lý yếu kém bởi các chuỗi nhà hàng và các nhà bán lẻ lớn như Walmart, Whole Foods, Ikea và McDonald’s.
Từ đánh bắt tự nhiên hoặc nuôi trồng, thủy hải sản được chứng nhận nguồn gốc bởi các tập đoàn lớn như Hội đồng Quản lý biển, Friends of the Sea (FOS), Hội đồng Quản lý nuôi trồng thủy sản, Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất, hiện nay chiếm 14% sản lượng thủy sản trên toàn thế giới, tăng 0.5% trong năm 2005.
Tăng trưởng nhanh hơn 10 lần so với tốc độ tăng của thị trường thủy sản thông thường. Chứng nhận thường đảm bảo tính pháp lý và minh bạch bao gồm cả việc đảm bảo đánh bắt là hợp pháp và các phương pháp đánh bắt không làm suy kiệt trữ lượng nhanh chóng.
Ước tính trên thế giới có khoảng 3 tỉ người phụ thuộc vào thủy sản như là nguồn cung cấp protein chính. Giá trị thương mại thủy sản đạt 140 tỉ đô trong năm 2014.
“Sự sụp đổ hệ sinh thái là động lực chính cho các tiêu chuẩn chứng nhận trong ngành thủy sản”, theo Jason Potts, giáo sư cao cấp Viện quốc tế và phát triển bền vững Montreal.
Kết quả là, đánh bắt cá trong tự nhiên phần lớn là thủy sản chứng nhận. Nhưng nghề nuôi cá đã được chứng nhận trước đó. Phát triển nuôi trồng thủy sản mang về hơn 60 tỉ đô hàng năm, vượt qua thủy sản đánh bắt trong tự nhiên.
Hội đồng Quản lý nuôi trồng thủy sản, tổ chức chứng nhận thủy sản nuôi (chủ yếu là cá hồi, cá rô phi, cá tra), cá rô phi ở Indonesia được chứng nhận đầu tiên vào năm 2012. Năm ngoái, ASC chứng nhận 688.138 tấn thủy sản, ít hơn so với Hội đồng quản lý biển về khai thác tự nhiên. Tuy nhiên, mỗi năm chương trình ASC tăng trưởng 98% từ 2012 đến 2015.
Trong khi chứng nhận thủy sản bền vững tăng trưởng ở Mỹ và Châu Âu, thì nhận thức về nhãn hiệu chứng nhận ở người tiêu dùng còn hạn chế. Chỉ 33% người tiêu dùng nhận biết nhãn do Hội đồng Quản lý Biển (MSC) cấp, mặc dù số lượng thủy hải sản được chứng nhận ngày càng gia tăng.
Nhưng, thiếu sự công nhận về nhãn hiệu không có nghĩa là người tiêu dùng không quan tâm về nguồn gốc của món sushi và cá hấp. Một báo cáo về đánh bắt cá bất hợp pháp như thế nào và đánh bắt quá mức có thể suy giảm một phần mười các loài như cá ngừ vốn cần được nâng cao nhận thức của công đồng về tác động của việc tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng. Gần đây, những câu chuyện về chế độ nô lệ hiện đại trong ngành công nghiệp đánh bắt của Thái Lan, trong đó cung cấp thủy sản vào Mỹ và người tiêu dùng châu Âu thông qua các nhà bán lẻ như Walmart và Costco, đã dấy lên một cuộc tẩy chay tôm ở Mỹ và nhắc nhở các doanh nghiệp theo dõi và giám sát các nhà cung cấp của họ chặt chẽ hơn.
Báo cáo về sử dụng lao động rẻ tiền đã nhắc nhở các tổ chức như MSC phát triển chính sách chống lại cưỡng bức lao động.
Các loại và nguồn gốc thủy thủy sản chứng nhận vẫn chỉ tập trung một số ít loài và chủ yếu từ các nước phát triển. Báo cáo lưu ý rằng chỉ có 5 nhóm loài trong số 2/3 sản phẩm chứng nhận trên thế giới: Anchoveta peru (chủ được dùng như là dầu cá và bột cá), cá tuyết (bao gồm cá biển Alaska), cá hồi, cá ngừ và cá thu. Như vậy phần lớn chứng nhận thủy sản chỉ ở các nước: Peru, Nauy, Chille, Nga.
Hầu hết các ngư dân và các nhà phân phối thủy sản ở những nước đang phát triển không tìm thấy các chứng nhận ngay cả khi phần lớn họ cung cấp cho thị trường toàn cầu. Các nước đang phát triển sản xuất 80% thủy sản toàn cầu, Đặc biệt châu Á chiếm đến 69% sản lượng thủy sản toàn cầu, nhưng chỉ có 11% là được chứng nhận. Việc thay đổi phương thức đánh bắt đòi hỏi sự đầu tư và cả thời gian, đó là lý do hầu hết họ không làm trừ khi họ thấy được lợi ích kinh tế.
“Chứng nhận thủy sản bền vững có thể không phải vấn đề nhạy cảm để phát triển đất nước”, Potts nói.
Tuy nhiên, chứng nhận sẽ giúp các nhà cung cấp thủy sản tại các nước phát triển nắm lấy thị trường Mỹ và các thị trường khác yêu cầu thủy sản bền vững. Những tổ chức như The Nature Conservancy cũng đang khởi động các chương trình nâng cao công nghệ đánh bắt ở châu Á. MSC đang làm việc để thuyết phục các công ty đánh bắt ở các nước đang phát triển nhận các chứng nhận của họ.
Nhu cầu của người tiêu dùng trên thế giới về chứng nhận thủy sản ngày một tăng, kéo theo sự đầu tư vào thị trường và giá trị đích thực từ việc mua sản phẩm đánh bắt bền vững, Monica Jain, người sáng lập Fish 2.0, cạnh tranh thủy sản bền vững ở California có liên kết với các doanh nghiệp và các nhà đầu tư trên thế giới cho biết.
Tôi cảm nhận và nghe thấy các nhà đầu tư ở Châu Á có mối quan tâm đến thúy sản bền vững”, Jain nói. “Chúng tôi đang bắt đầu thấy thói quen mua bán yêu cầu bền vững hơn ở châu Á và những nơi khác.