Thói quen tiêu dùng có ảnh hưởng đến môi trường?
Người tiêu dùng nuôi trồng thủy sản có xu hướng lựa chọn các loài “ăn thịt” hơn thay vì lựa chọn các loài thủy sản truyền thống có độ dinh dưỡng thấp, khiến các nhà nghiên cứu kêu gọi tái định hướng nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường.
Tiến hành khảo sát
Tây Ban Nha là quốc gia châu Âu thứ hai, chỉ sau Bồ Đào Nha, có mức tiêu thụ sản phẩm từ nuôi trồng thủy sản cao nhất. Mỗi năm, mỗi người Tây Ban Nha tiêu thụ trung bình 42 kg loại thực phẩm này, khiến chúng trở thành một trong những nguồn protein động vật chính trong các hộ gia đình.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học, giáo sư Khoa Khoa học Hàng hải và Sinh học Ứng dụng, gần đây đã tiến hành nghiên cứu về thói quen ăn uống của các gia đình Tây Ban Nha có sử dụng các sản phẩm từ nuôi trồng thủy sản. Nghiên cứu có tiêu đề “Chế độ ăn uống thực phẩm xanh bền vững và ít tạo ra khí thải để giảm thiểu biến đổi khí hậu” được trình bày vào tháng 11 năm ngoái trong Hội nghị Nuôi trồng Thủy sản Quốc gia lần thứ 28.
Dựa trên dữ liệu khảo sát từ 12.500 hộ gia đình, được thu thập từ năm 1999 đến năm 2021. Các chuyên gia đã có thể quan sát thấy sự suy giảm lượng tiêu thụ các loại cá truyền thống chẳng hạn như cá mòi hoặc cá cơm hay các loài 2 mảnh vỏ như vẹm, trong khi đó mức tiêu thụ các loại cá “ăn thịt” từ các trang trại NTTS chẳng hạn như cá tráp, cá chẽm và cá hồi (được tiêu thụ chủ yếu dưới dạng đóng hộp) lại có xu hướng gia tăng. Ngoài ra, sự tiêu thụ nhóm sản phẩm cá ngừ đóng hộp ngày càng tăng có tác động lớn đến môi trường thông qua việc vận chuyển và khâu đóng gói sản phẩm.
Phát hiện kinh ngạc
Những thay đổi trong thói quen tiêu dùng này gây bất lợi cho môi trường, vì các loài cá ăn thịt từ nuôi trồng thủy sản, chẳng hạn như cá hồi (từ các trại nuôi xa xôi), chúng đòi hỏi một lượng lớn thức ăn được sản xuất từ các loài cá nhỏ khác. Ngược lại, các loài hai mảnh vỏ được nuôi tại địa phương, nguồn thức ăn của chúng các chất dinh dưỡng có sẵn trong môi trường (sinh vật phù du và chất lơ lửng trong nước).
Do đó, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng lượng khí thải Carbon (khí thải nhà kính) lớn hơn nhiều khi nhân giống các loài ăn thịt trong các trang trại thâm canh nằm ở những nơi xa xôi, bao gồm cả việc sản xuất và vận chuyển.
Kết luận rằng, cần phải tạo ra các chính sách định hướng người tiêu dùng để thúc đẩy việc mua các sản phẩm nuôi trồng thủy sản có tác động thấp đến biến đổi khí hậu. Ví dụ như loài hai mảnh vỏ, chúng là một nguồn protein lành mạnh, giàu vi chất dinh dưỡng thiết yếu, khoáng chất và axit béo. Những phát hiện này làm nổi bật lượng khí thải carbon thấp trong quá trình tạo ra sản phẩm từ loại này.
Đây là một cơ hội tuyệt vời để người dân đưa ra lựa chọn có trách nhiệm và nhằm giảm thiểu thiệt hại về môi trường liên quan đến hệ thống sản xuất thực phẩm. Các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng họ muốn thấy khía cạnh này sẽ xuất hiện nhiều hơn trong các sản phẩm mà người tiêu dùng Tây Ban Nha tiêu thụ, giống như nó xảy ra ở một số quốc gia nơi thực phẩm được dán nhãn dựa trên lượng khí thải carbon được tạo ra trong quá trình sản xuất. Nghiên cứu khuyến khích người dân tìm cách tiêu dùng có ý thức và có trách nhiệm vào dịp Giáng sinh thông qua hoạt động mua sắm, tiêu thụ, chẳng hạn như các sản phẩm nuôi trồng thủy sản từ các loài động vật hai mảnh vỏ.