Thức ăn thủy sản Trung Quốc tìm kiếm cơ hội tại Việt Nam
Các doanh nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản Trung Quốc đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh quốc tế để thoát khỏi cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường nội địa, theo nhận định của Chen Xiao Ru, một giám đốc điều hành của Tongwei tại Diễn đàn TACN và dinh dưỡng thủy sản tại miền Đông Trung Quốc ngày 17/3.
Thị trường Thái Lan quá khó khăn để các công ty Trung Quốc đặt chân vào, nhưng có rất nhiều cơ hội tại các nước Đông Nam Á khác – những thị trường mà năng lực sản xuất TACN đang không theo kịp sản xuất thủy sản và tảo tăng trưởng nhanh, ông Chen phát biểu.
Ông Chen đặc biệt lạc quan về thị trường Việt Nam – nơ có mức giá tương đương với thị trường Trung Quốc. Theo ông Chen giải thích, Việt Nam hiện chỉ sản xuất 20.000 tấn thức ăn thủy sản nước mặn hàng năm; trong khi sản xuất các loại thủy sản giá trị gia tăng cao như cá vược, cá giò, cá bống và cá mú đang đẩy nhu cầu và giá thức ăn tăng. Hơn nữa, sự phụ thuộc ngày càng tăng của các nhà xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Trung Quốc khiến Việt Nam ngày trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà cung cấp thức ăn thủy sản Trung Quốc. “Việt Nam là thị trường hấp dẫn do có điều kiện tuyệt vời cho nuôi trồng thủy sản và sự hỗ trợ mạnh từ phía chính phủ cho nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là các sản phẩm xuất khẩu như tôm”, ông Chen nhận định.
Ông Chen cũng nhận định tích cực về thị trường Malaysia do sản xuất nuôi trồng thủy sản tại nước này cũng đang tăng” Trung Quốc xuất khẩu 10.000 tấn thức ăn cho tôm và 10.000 tấn bột cá sang các cơ sở nuôi cá bống và tôm của Malaysia trong năm 2017.
Tongwei không phải là doanh nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản Trung Quốc duy nhất đang tìm cách tăng sự hiện diện tại Đông Nam Á – Guangdong Haid đã mở một nhà máy sản xuất TACN có công suất hàng năm 50.000 tấn vào tháng 1/2018.