TIN THỦY SẢN

Thúc đẩy kinh tế vùng cao Việt Nam từ các loài cá đặc sản

Những loài cá đặc sản không chỉ là món ăn ngon mà còn là báu vật của thiên nhiên, là niềm tự hào của người dân vùng cao Việt Nam. Ảnh: qdnd.vn Phan Tấn Đạt

Các loài cá đặc sản được xem nguồn tài nguyên quý giá tại các vùng cao Việt Nam, không chỉ góp phần cải thiện đời sống kinh tế mà còn thúc đẩy sự phát triển du lịch và tạo dựng bản sắc địa phương.

Cùng Tép Bạc khám phá tiềm năng kinh tế và cơ hội phát triển văn hóa địa phương của các loài cá đặc sản tại các vùng cao Việt Nam.

Tiềm năng kinh tế từ các loài cá đặc sản

Các loài cá đặc sản không chỉ sở hữu giá trị kinh tế cao mà còn đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ cao cấp. Những sản phẩm từ cá đặc sản thường xuất hiện trong thực đơn các nhà hàng và khách sạn lớn. Có thể nói, việc thưởng thức các món ăn từ cá đặc sản luôn là lựa chọn lý tưởng cho thực khách muốn khám phá mỹ vị ẩm thực núi rừng. Bên cạnh đó, cá đặc sản ngoài tạo điểm nhấn cho du lịch ẩm thực, mà còn tạo một khu du lịch thu hút khách tham quan, đặc biệt là ở các vùng núi và cao nguyên nơi các loài cá này được nuôi trồng và khai thác.

Các loài cá đặc sản chủ lực tại Việt Nam và giá trị của chúng

Cá anh vũ, chiên, lăng (Lào Cai)

Các loài cá như cá anh vũ, cá chiên và cá lăng là những loại đặc sản nổi tiếng ở Lào Cai, được đánh giá cao không chỉ ở trong nước mà còn với thị trường xuất khẩu. Cá anh vũ có giá từ 800.000 - 1.000.000 đồng/kg, cung cấp nguồn thu nhập đáng kể cho cộng đồng người dân tộc, đồng thời giúp duy trì nguồn giống cá quý hiếm này trong tự nhiên.

Cá lăng nha là loài cá dễ nuôi, nhanh lớn, có thịt thơm ngon, không có xương dăm và giá trị kinh tế cao. Ảnh VNE

Cá tầm (Yên Bái)

Tại khu vực Nà Hẩu, Yên Bái, cá tầm được nuôi dưới Khu bảo tồn thiên nhiên, mang lại thu nhập ổn định và mở ra cơ hội kinh tế mới cho cộng đồng người Mông. Giá cá tầm dao động từ 300.000 - 400.000 đồng/kg, và việc nuôi cá tầm đã giúp nhiều hộ gia đình vượt qua khó khăn kinh tế và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái địa phương .

Cá dầm xanh (Tây Bắc)

Cá dầm xanh, hay còn gọi là “cá tiến vua”, là một loài cá quý hiếm có giá trị cao. Cá dầm xanh chủ yếu được nuôi tại các vùng núi phía Bắc, nơi khí hậu và nguồn nước lý tưởng cho sự phát triển của chúng. Loại cá này có thể đạt giá từ 600.000 - 1.000.000 đồng/kg, là nguồn thu quan trọng cho người dân bản địa.

Cá mát (Quảng Trị)

Đây là một loại đặc sản của Quảng Trị, thường có giá khoảng 200.000 - 300.000 đồng/kg, mang lại lợi ích kinh tế bền vững cho ngư dân địa phương. Cá mát không chỉ được ưa chuộng vì hương vị thơm ngon, mà còn góp phần làm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch ẩm thực tại Quảng Trị .

Cá bỗng (Vị Xuyên, Hà Giang)

Cá bỗng là một đặc sản cao cấp với giá khoảng 500.000 đồng/kg, được săn đón bởi giới sành ăn tại các thành phố lớn. Cá bỗng được nuôi phổ biến tại các vùng núi đá cao của Hà Giang, vừa giúp tạo việc làm cho người dân, vừa bảo tồn loài cá có nguy cơ suy giảm.

Cá bỗng là một đặc sản cao cấp với giá khoảng 500.000 đồng/kg. Ảnh: Copteseurope

Cá niên (Quảng Ngãi) 

Có giá gần 800.000 đồng/kg. Đây là loài cá không còn xa lại với người dân miền Trung, với hương vị thơm ngon, chắc thịt. Đây được xem như là một trong những đặc sản mang đậm hương vị núi rừng

Đề xuất giải pháp phát triển bền vững cho nuôi cá đặc sản vùng cao

Hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức, doanh nghiệp thủy sản: Xây dựng các mô hình hợp tác phát triển và cung cấp đào tạo kỹ thuật sẽ giúp người dân địa phương nắm bắt tốt hơn quy trình nuôi trồng cá đặc sản. Điều này không chỉ gia tăng năng lực sản xuất mà còn giúp họ tận dụng tối đa tiềm năng kinh tế từ các loài cá đặc sản.

Xây dựng thương hiệu cá đặc sản vùng cao: Thương hiệu gắn liền với địa phương sẽ giúp tăng giá trị các sản phẩm cá đặc sản và mở rộng thị trường tiêu thụ. Điều này đòi hỏi các chính sách hỗ trợ từ phía nhà nước để các sản phẩm cá đặc sản vùng cao có thể trở thành “đặc sản quốc gia”.

Phan Tấn Đạt