Thủy ngân trong hải sản làm tăng nguy cơ tiểu đường
Một nghiên cứu mới cảnh báo khi cơ thể tiêu thụ nhiều hàm lượng thủy ngân có trong một số loại hải sản sẽ làm tăng 65% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.
Nghiên cứu được tiến hành với gần 3.900 nam giới và nữ giới trong độ tuổi từ 20 - 32 không mắc bệnh tiểu đường từ năm 1987 và được theo dõi cho đến năm 2005. Hàm lượng thủy ngân trong móng chân của họ được xác định và được xét nghiệm bệnh tiểu đường trong thời gian nghiên cứu. Mối liên hệ giữa hàm lượng thủy ngân và nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2 được thiết lập sau khi các nhà nghiên cứu kiểm soát một số yếu tố lối sống và chế độ ăn uống.
Đây là nghiên cứu đầu tiên liên kết thủy ngân và bệnh tiểu đường ở người.
Các nhà nghiên cứu cho biết thêm nghiên cứu này cũng là một sự cảnh báo về dinh dưỡng vì ăn cá và động vật có vỏ chính là nguồn thủy ngân chính trong người, các nhà nghiên cứu thêm.
Những người có hàm lượng thủy ngân cao lại là những người có lối sống lành mạnh với ít chất béo trong cơ thể, vòng eo nhỏ hơn, tập thể dục nhiều hơn. Tuy nhiên lại ăn nhiều cá hơn.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng gần như tất cả cá và động vật có vỏ đều chứa thủy ngân nhưng cũng chứa các protein và chất dinh dưỡng quan trọng khác, chẳng hạn như magiê và các axit béo không bão hòa omega-3, có thể chống lại sự ảnh hưởng của thủy ngân.
Các loại hải sản với mức độ thấp thủy ngân bao gồm tôm, cá hồi và cá da trơn. Mức độ thủy ngân cao hơn bao gồm cá kiếm và cá mập.
Mặc dù nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa hàm lượng thủy ngân cao hơn và nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 nhưng nó không chứng minh mối quan hệ nhân-quả.
Trưởng nhóm nghiên cứu, Ka He, một nhà dịch tễ học tại trường Đại Học Y tế công cộng Indiana nói nghiên cứu quan trọng cho việc lựa chọn sử dụng hải sản với hàm lượng thủy ngân thấp.
Nghiên cứu được công bố mới đây trên tạp chí The journal Diabetes Care.