Tổng kết giá một số loài thủy sản trong năm 2017
Năm 2017 là năm ngành thủy sản đạt được nhiều thành tựu xuất khẩu thủy sản đạt mốc 8.3 tỷ USD. Bên cạnh đó còn có nhiều khó khăn mà người nuôi thủy sản gặp phải là giá cả. Bài viết phân tích giá một số loài thủy sản năm 2017 và dự báo xu hướng giá năm 2018
1. Cá tra
Giá cá tra có sự chuyển hướng tích cực từ đầu cho đến cuối năm 2017 và đang ở mức cao nhất từ trước cho đến nay. Giá cá tra từ 26.000 - 30.000đ/kg tùy theo chất lượng cá, kích cỡ, phương thức thanh toán và vùng nguyên liệu.
Cụ thể giá cá lên tới 29.000 - 30.000 đ/kg như Đồng Tháp, Vĩnh Long vì khan hiếm nguyên liệu. Tại An Giang cá tra nguyên liệu trọng lượng từ 0,8-0,9 kg/con, cá thịt trắng đứng ở mức cao 28.500đ/kg.
2. Giá tôm thẻ
Nhìn chung giá tôm thẻ năm 2017 không tăng mạnh nhưng vẫn ở mức cao. Hiện nay giá tôm đang ổn định ở mức 100con giá 100.000đ/kg.
Giá tôm thương phẩm dao động như sau: Tôm thẻ chân trắng cỡ 60 – 70 con/kg giá từ 120.000 – 130.000 đồng/kg; cỡ 100 – 110 con/kg giá từ 105.000 – 110.000 đồng/kg. Tôm sú cỡ 40 – 50 con/kg, giá từ 210.000 – 220.000 đồng/kg; cỡ 70 – 80 con/kg giá từ 130.000 – 140.000 đồng/kg.
3. Giá tôm sú
Giá tôm sú loại 20 con/kg được các thương lái và nhà máy thu mua với giá khoảng 240.000 - 245.000 đồng/kg, cỡ 30 và 40 con/kg ở mức 140.000 - 190.000 đồng/kg.
4. Giá tôm càng xanh
Giá tôm càng xanh năm nay không có nhiều biến động, giá tôm càng xanh loại 1 đạt đỉnh vào tháng 7/2017 với mức giá 250.000đ/kg và đến cuối năm 2017 có giá tôm giảm còn 230.000đ/kg.
Năm 2018 là năm có diện tích nuôi tăng đột biến, khiến mối lo ngại về điệp khúc được mùa - mất giá lại tái diễn. Theo khảo sát dù chưa bước vào vụ thu hoạch đồng loạt nhưng giá tôm càng xanh hiện chỉ từ 100.000-110.000 đồng/kg. Với mức giá này, người nông dân vẫn có lợi nhuận, tuy nhiên nhiều người lo ngại khi bước vào chính vụ thu hoạch, giá sẽ giảm mạnh.
5. Giá cá lóc
Giá cá lóc đầu năm 2017 ở mức thấp 25.000đ/kg và giá tăng dần đến cuối năm hiện nay cá lóc thương phẩm mua tại ao có giá từ 38.000 đến 40.000đ/kg. Do giá cá lóc tăng mạnh người dân ĐBSCL lại ồ ạt mở rộng diện tích, điều này sẽ dẫn đến nguy cơ được mùa mất giá nguyên nhân giá cá lóc tăng cao là do thiếu hụt nguồn cung, không phải do thị trường được mở rộng. Vì suốt thời gian dài người nuôi cá luôn bị lỗ nặng, khiến diện tích nuôi giảm mạnh.
6. Giá Sặc rằn
Giá cá sặc năm 2017 có xu hướng giảm so với năm 2015 người nuôi cá sặc lâm lâm vào cảnh nợ nần thua lỗ, giá cá sặc rằn loại 6 - 8 con/kg từ 18.000 - 18.500 đồng/kg; loại 4 - 5 con/kg từ 35.000 - 36.000 đồng/kg, giảm khoảng 7.000 - 8.000 đồng/kg so với thời điểm đầu năm. Riêng loại cá có kích cỡ nhỏ từ 10 con/kg giá còn rẻ hơn. Cuối năm 2017 giá cá sặc có tăng nhưng không đáng kể và vẫn ở mức thấp.
7. Giá cá kèo
Năm 2017 làm năm biến động với người nuôi cá kèo, giá cá kèo trên 35 con/kg dao động từ 60 - 63 ngàn đồng giá cá kèo cá kèo thương phẩm đang rớt giá, cá dưới 35 con/kg giá bán thấp chỉ còn 35.000 - 40.000 đồng/kg có khi rớt xuống 25.000 - 30.000đ làm người nuôi thua lỗ.
Tổng kết năm 2017 với cá tra và tôm thẻ tôm sú có nhiều thuận lợi về giá cả tuy nhiên với cá kèo, cá sặc… do nguồn cung chưa ổn định nên giá vẫn còn ở mức thấp. Để đạt lợi nhuận cao hơn vào năm 2018 mong rằng người nuôi lựa chọn loài có đầu ra ổn định và không phát triển diện tích nuôi chạy theo giá cả thị trường.