TIN THỦY SẢN

Triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh trên tôm

Ảnh minh họa FICen tổng hợp

Theo báo cáo của Cục Thú y, từ đầu năm 2014 đến hết tháng 5/2014, diện tích nuôi tôm bị thiệt hại tại 232 xã, phường, thị trấn của 60 huyện, thị, thành phố trực thuộc 19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tổng diện tích bị thiệt hại khoảng là 14.000 ha (nguyên nhân do dịch bệnh khoảng 10.000 ha, do môi trường 4.000 ha), bao gồm diện tích nuôi tôm bị bệnh đốm trắng khoảng 5.000 ha, bệnh hoại tửgan tụy cấp tính khoảng 1.700 ha và một số bệnh khác. Hiện nay, dịch bệnh trên tôm có xu hướng tiếp tục tăng mạnh và diễn biến phức tạp. Vì vậy, để khẩn trương khống chế dịch bệnh, giảm thiểu thiệt hại và ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản, ngày 03/6/2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản số 1730/BNN-TY đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở, Ban, ngành liên quan của địa phương thực hiện đồng bộ các biện pháp cấp bách để phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi.

Theo đó, Chủ tịch UBND các tỉnh cần chỉ đạo các đơn vịchức năng tiến hành đồng bộ một số biện pháp sau:

- Rà soát, chấn chỉnh công tác thống kê, chẩn đoán xét nghiệm, tổng hợp thông tin, sốliệu báo cáo vềdiện tích dịch bệnh thủy sản; đồng thời, tham mưu các biện pháp quản lý sản xuất và phòng chống dịch bệnh phù hợp với điều kiện thực tếcủa địa phương.

- Hướng dẫn người nuôi thực hiện quy trình kỹthuật đã được tổng kết từcác mô hình nuôi tôm thành công và theo khuyến cáo của Tổng cục Thủy sản.

- Tổchức phòng chống dịch bệnh thủy sản theo kế hoạch phê duyệt, chú ý tới việc tổchức hệthống chuyên môn nghiệp vụ đến cơsở đểphát hiện sớm, xác định nhanh, chính xác dịch bệnh và tổchức chống dịch có hiệu quả.

- Thực hiện kiểm tra điều kiện sản xuất kinh doanh và chất lượng các sản phẩm con giống, thuốc thú y, hóa chất, chếphẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Thông tưsố14/2011/TT-BNNPTNT  ngày 29/3/2011 của Bộ NN&PTNT quy định việc kiểm tra, đánh giá cơsởsản xuất kinh doanh vật tưnông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản đểngăn chặn sản phẩm kém chất lượng, hàng giả, không có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam.

- Hướng dẫn người nuôi không lạm dụng các loại thuốc thú y, hóa chất trong phòng bệnh, chỉsửdụng thuốc thú y, hóa chất có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam; ngừng sửdụng trước khi thu hoạch theo đúng chỉdẫn của nhà sản xuất, của cơquan chuyên môn đểtránh tồn dưhóa chất trong sản phẩm thủy sản ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng và xuất khẩu, đặc biệt chú ý loại thuốc thú y đã bịcác nước nhập khẩu sản phẩm thủy sản cảnh báo nhưOxytetracyline,....

- Khi phát hiện ổ dịch, hướng dẫn thực hiện các biện pháp kỹ thuật xử lý ổ dịch (biện pháp kỹ thuật kèm theo)

Các địa phương chưa xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh thủy sản cần khẩn trương xây dựng và trình phê duyệt Kếhoạch vớicác hoạt động cụthể, kèm theo định mức và nguồn kinh phí nhằm chủ động quan trắc cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh và lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh. Bốtrí kinh phí mua hóa chất để chủ động phòng bệnh, chống dịch khi còn ởphạm vi nhỏ hẹp hoặc khi chưa đủ điều kiện công bố dịch, khi công bố dịch, hỗ trợ cán bộ cơ sở tham gia phòng, chống dịch bệnh. Các địa phương đã xây dựng kế hoạch cần bố trí kinh phí và tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả.

FICen tổng hợp Fistenet, 12/06/2014