Trồng rừng đước nuôi tôm - Lựa chọn cho tương lai
Đã qua cái thời người dân vùng rừng ngập mặn Cà Mau phá rừng để lấy đất nuôi tôm, khi giờ đây họ chủ động trồng lại rừng để tạo hệ sinh thái cho tôm trú ngụ.
Tôm nuôi sinh thái dưới tán rừng vừa đạt sản lượng, vừa bán được với giá cao, nên mô hình này trở thành lựa chọn của người dân vùng ngập mặn.
Con tôm ôm… rừng đước
Tôm nuôi dưới tán rừng đước ở Cà Mau là tôm sú, được ưa chuộng vì tôm sạch. Sạch là vì trong suốt quá trình nuôi, người nuôi hạn chế đến mức thấp nhất sự tác động lên con tôm. Tôm chủ yếu sinh trưởng trong môi trường tự nhiên mà lớn dần, thế nên thịt tôm chắc, ngọt, nhiều dinh dưỡng, an toàn trong tiêu dùng.
Cần nhiều liên kết để phát triển bền vững
Không phải bây giờ, mà lâu lắm rồi, người dân vùng biển, đặc biệt ở Cà Mau thường nhắc đến 4 loại cây có công bồi đắp và lấn biển vùng Đất Mũi:"Mắm trước, đước sau, tràm theo sát/Sau hàng dừa nước, mái nhà ai."
Trong tiến trình nhận thức lấn biển như thế, người dân rất thông minh và tìm tòi các giá trị cốt lõi để giữ môi trường sinh thái ổn định và kết hợp nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là con tôm. Đến thời kỳ tác động biến đổi khí hậu đến vùng ĐBSCL thì các nhà khoa học, chính quyền địa phương đều đưa ra câu hỏi: làm thế nào khôi phục lại rừng ngập mặn, tạo sinh kế người dân, chống sạt lở và sụt lún vùng ven biển và bán đảo Cà Mau? Tôi cho rằng trước thực tế này sẽ tác động rất lớn đến mô hình sinh kế bền vững như mô hình rừng - tôm trong tương lai.
Vì thế chỉ có "liên kết tiểu vùng trong liên kết vùng ĐBSCL, rồi liên kết vùng ĐBSCL với liên kết "tiểu vùng sông Mekong" thì mới phát triển bền vững. Đó cũng là cơ hội để hỗ trợ các giá trị cốt lõi về sinh kế bền vững thông qua các mô hình như: mô hình "rừng tôm sinh thái Cà Mau" cũng là phát triển "thuận thiên" bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu mà NQ120 của Chính phủ đã đề ra.
PGS.TS Nguyễn Văn Sánh
(Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL)
Môi trường dưới tán rừng trong lành nên con tôm ít bị dịch bệnh. Người nuôi không phải chi phí cho thuốc hay thức ăn nên lợi nhuận cũng cao hơn. Dĩ nhiên, giá bán của tôm cũng cao hơn so với tôm nuôi các hình thức khác.
Nuôi tôm gắn với bảo vệ và phát triển môi trường sinh thái tại hai huyện cực nam của đất nước là Năm Căn và Ngọc Hiển (Cà Mau) đã được các tổ chức kinh tế - môi trường quốc tế đánh giá cao. Bởi nó lồng ghép được bài toán tưởng chừng như mâu thuẫn nhau: giữ rừng và ổn định dân sinh dưới tán rừng. Đáng lưu ý, trong số đó, không ít người đã từng… phá rừng để nuôi tôm thì giờ đây họ trồng lại rừng để nuôi tôm. Ngoài ra, người nuôi còn được chi trả dịch vụ bảo vệ sinh thái rừng.
Lựa chọn cho tương lai
Phái đoàn tỉnh Nagasaki tìm hiểu quy trình chế biến tôm sinh thái tại nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu SEANAMICO xuất sang thị trường Nhật Bản Ảnh: Thiên Trường
Hiện Cà Mau được các tổ chức quốc tế chứng nhận sản phẩm tôm sinh thái với diện tích trên 11.000ha. Tỉnh này đang quyết tâm phấn đấu đến năm 2020 xây dựng chứng nhận cho tất cả diện tích tôm - rừng tại địa phương lên con số 30.000ha. Ông Châu Công Bằng - Phó Giám đốc Sở NN &PTNT tỉnh khẳng định, nuôi tôm dưới tán rừng là nghề nuôi hướng mục tiêu xây dựng thương hiệu con tôm Cà Mau.
Thị trường truyền thống con tôm sinh thái hiện nay vẫn là ở Nhật Bản. Mới đây, lãnh đạo tỉnh Nagasaki (Nhật) đã cử chuyên gia sang tận nhà máy, xuống tận các cánh rừng - tôm để xem tận mắt mô hình nuôi tôm này.
Ông Takushima Toshio, Chủ tịch Liên Công thương tỉnh Nagasaki và các nhà đầu tư đi theo đoàn đã có những cam kết bước đầu nhằm phát triển thương hiệu tôm sinh thái nuôi dưới tán rừng. Trước mắt, phía Nhật sẽ hỗ trợ việc nâng cấp kho lạnh, giữ cho được sản phẩm nguyên chất khi đến tay người tiêu dùng.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử khẳng định, cùng với các hình thức nuôi tôm khác mang lại lợi nhuận cao, hình thức nuôi tôm dưới tán rừng sẽ được địa phương quyết tâm phát triển toàn diện cả về diện tích tự nhiên vốn có.