TIN THỦY SẢN

Trung Quốc tiếp tay cho khai thác thủy sản trái phép ra sao?

Hành động kiên quyết của Indonesia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Ảnh: qzprod Gappingworld

Trung Quốc là nước có hoạt động khai thác thủy sản trái phép lớn nhất thế giới và xâm phạm hàng loạt các vùng nước quốc tế từ Đông Nam Á tới châu Phi và Nam Mỹ.

 Trung Quốc trợ cấp cho hàng ngàn tàu cá, đưa hoạt động khai thác trộm trở thành ngành kinh doanh sinh lời, nhất là tại vùng biển phía Nam nước này và các vùng biển của các nước lân cận. Các đội tàu khai thác này đều được các tàu chiến (các tàu phòng vệ bờ biển được trang bị vu khí hạng nặng) để đe dọa bất cứ tàu tuần tra khai thác thủy sản nào của nước sở tại. Đối với các nước xa xôi  Trung Quốc không thể sử dụng các đội tàu phòng vệ bờ biển, như tại châu Phi và Nam Mỹ. Tại các vùng nước xa xôi này, các đội tàu khai thác thủy sản được trợ cấp của Trung Quốc thực chất là lực lượng dân quân bán hải quân chính thức, vốn không được trang bị vũ khí nhưng lại sẵn sàng có bất cứ khi nào cần. Các tàu khai thác thủy sản và thủy thủ đoàn phối hợp với các lực lượng phòng vệ có trang bị vũ khí cản trở bất cứ tàu khai thác thủy sản quốc tế nào tại vùng nước mà Trung Quốc tuyên bố vùng đặc quyền.

Một số nước khác như Hàn Quốc và Tây Ban Nha cũng có các đội tàu khai thác tại các khu vực câu trộm nhưng phần lớn các đội tàu câu trộm đều đến từ Trung Quốc. Hai nạn nhân thường xuyên nhất là Indonesia và Argentina đã phản ứng mạnh mẽ trước sự hiện diện của các đội tàu khai thác của Trung Quốc trong năm 2016 và Trung Quốc đáp trả rằng các tàu khai thác Trung Quốc có quyền tới bất cứ đâu họ muốn trong “các vùng khai thác truyền thống của Trung Quốc”. Đây là câu chuyện hư cấu mà Trung Quốc bắt đầu dựng lên. Nhưng sau các cuộc đụng độ với Indonesia và Argentina trong năm 2016 các đội tàu khai thác thủy sản Trung Quốc cũng bớt hung hăng tại các vùng biển xa bờ.

Tháng 2/2018, một cuộc đụng độ khác với Argentina diễn ra khi một tàu phòng vệ Argentina bắt giữ một tàu câu trộm của Trung Quốc tại vùng biển thuộc lãnh thổ của Argentina. Tàu phòng vệ đã bắn cảnh cáo và tìm cách bắt giữ tàu cá Trung Quốc trước khi tàu này chạy đến các vùng biển quốc tế. Được hỗ trợ bởi thời tiết xấu, tắt toàn bộ đèn và sự hợp tác của 4 tàu khai thác Trung Quốc khác, đe dọa ngược trở lại tàu phòng vệ Argentina, các tàu khai thác thủy sản Trung Quốc đã chạy thoát sau 8 tiếng rượt đuổi. Nhưng tàu phòng vệ Argentina đã ghi lại vụ việc và có thể xác định 5 tàu Trung Quốc trong vụ việc trên. Argentina đã ban hành lệnh bắt quốc tế đối với 5 tàu khai thác kể trên. Trung Quốc đã có những động thái chính thức để ngăn chặn việc bắt giữ các tàu này dù các động thái này rất đắt đỏ và gây quan ngại. Trong khi đó, hàng trăm tàu cá Trung Quốc và số lượng ít hơn tàu cá Hàn Quốc và Tây Ban Nha đang thường xuyên khai thác ở vùng ven với các vùng nước thuộc sự kiểm soát của Argentina và đang khai thác vô trách nhiệm cá, mực và tôm. Hoạt động khai thác quá mức này sẽ dẫn tới cạn kiệt nguồn lợi thủy sản dồi dào tại vùng biển đông nam Argentina.

Các tàu cá liên quan đến các vụ va chạm trên có tên gọi chính thức là “các tàu cá cấp đông”, dài tới 100m và có trang bị thiết bị để bảo quản tới hàng trăm tấn cá đông lạnh. Các tàu này thường hoạt động trên biển nhiều tháng liền và có đội thủy thủ từ 14 – 30 người. Số tàu cá Trung Quốc đã mở rộng nhanh chóng kể từ năm 1985 với chỉ có 13 tàu lên khoảng hơn 2.500 tàu hiện nay hoạt động toàn cầu. Trung Quốc giúp mở rộng đội tàu bằng cách trợ cấp cho rất nhiều tàu khai thác thủy sản trên biển. Các khoản trợ cấp này đang được rút dần nhưng với tàu cá lớn (dài hơn 100m) thì trợ cấp được tăng lên.

Một tàu cá Trung Quốc đã bị một tàu phòng vệ đánh chìm tại Argentina năm 2016, dài tới 66m và công ty sở hữu tàu cá này đã vớt phần lớn thủy thủ đoàn từ con tàu bị đánh chìm và chạy khỏi vùng biển này. Sau đó, một tàu cá Tây Ban Nha cũng bị bắt giữ và thả sau khi chủ sở hữu trả 1 triệu USD tiền phạt. Năm 2017, ít nhất 5 tàu cá Trung Quốc bị bắt giữ ngoài khơi Nam Mỹ, đặc biệt là Ecuador, và châu Phi, và phải trả các khoản phạt lớn để chuộc thủy thủ đoàn và các con tàu khai thác. Rõ ràng các tàu cá Trung Quốc bị bắt ở rất xa Trung Quốc đã phải trả cái giá rất lớn để được thả, lại càng buộc các tàu cá Trung Quốc phải nỗ lực tránh bị phát hiện và bắt giữ.

Tại Indonesia từ năm 2016, nước này đã tuyên chiến với các tàu cá nước ngoài bị bắt giữ vì khai thác trái phép tại vùng nước của Indonesia. Các hoạt động câu trộm được ghi nhận ngày càng thường xuyên kể từ năm 1990s và Indonesia là nạn nhân thường xuyên của các tàu câu trộm Trung Quốc bởi sự lân cận về địa lý với Trung Quốc. Rất nhiều các ghi chép về tàu cá Trung Quốc: các tàu thuộc sở hữu của công ty Trung Quốc hoặc tàu từ các nước khác đăng ký là tàu Trung Quốc như một biện pháp tránh bị trừng phạt bởi các nước đang bị xâm phạm nguồn lợi thủy sản. Một số nước không chỉ phàn nàn về tình trạng này mà còn có động thái quyết liệt chống lại.


Quân đội Hàn Quốc phá hủy các tàu đánh bắt cá bất hợp pháp của Trung Quốc. Ảnh: Sputnik International

Trong trường hợp Indonesia, việc chống lại bị xâm phạm nguồn lợi thủy sản bao gồm cả việc bán bỏ các tàu khai thác trái phép khi chỉ trong năm 2014, Indonesia đã phá hủy bằng cách cho nổ hoặc đốt cháy tới hơn 200 tàu khai thác trộm,. Indonesia tính toán rằng các tàu khai thác trộm làm nước này thiệt hại tới 2 tỷ USD hàng năm và rằng hoạt động khai thác thủy sản trái phép của Trung Quốc hàng năm có giá trị lên tới 20 tỷ USD. Do Trung Quốc không chính thức thừa nhận việc tổ chức và kiểm soát hoạt động này, và Indonesia đang dùng các tàu chiến cỡ lớn để khai hỏa vào bất cứ tàu khai thác trộm nào bị phát hiện, bắt giữ và từ chối đầu hàng, Trung Quốc đang thua trước Indonesia trong trận chiến này. Trong một giai đoạn, Trung Quốc sử dụng các tàu chiến để đồng hành với các tàu khai thác thủy sản và bảo vệ các tàu câu trộm bằng cách đánh lạc hướng các tàu phòng vệ để các tàu khai thác trộm chạy trốn. Nhưng Indonesia phản ứng bằng cách đưa tàu chiến hạng nặng ra để bắt vào bất cứ tàu chiến nước ngoài nào bị bắt gặp hỗ trợ cho các tàu khai thác trái phép. Trung Quốc đã ngừng biện pháp gửi tàu chiến đi bảo kê cho tàu khai thác trái phép nhưng các đội tàu này vẫn tiếp tục hoạt động, trong khi Indonesia tiếp tục bắt giữ và trừng phạt các đội thủy thủy đoàn khai thác trộm. Các tàu khai thác trái phép thường bị phá hủy và truyền thông Indonesia được phép tiếp cận, ghi nhận và phát sóng các đợt khai hỏa và cho phát nổ các tàu khai thác trái phép. Trong một động thái mới đây, Trung Quốc tuyên bố các vùng biển mà tàu cá nước này câu trộm là “các vùng khai thác thủy sản truyền thống của Trung Quốc” và không là đối tượng của bất cứ quy định nào liên quan đến “vùng đặc quyền kinh tế”. Không ai ủng hộ luận điểm này và luật pháp quốc tế cũng không công nhận tuyên bố này. Trung Quốc bắt đầu triển khai các biện pháp hòa bình hơn để hỗ trợ các đội tàu khai thác thủy sản trái phép.

Từ năm 2015, một thực tế được công nhận là các tàu thương mại Trung Quốc, đặc biệt là các tàu chở hàng và các tàu khai thác thủy sản ngoài khơi, được coi là một phần của lực lượng hải quân dự bị và sẵn sàng thực thi lệnh từ các tàu phòng vệ bờ biển hoặc hải quân bất cứ khi nào được yêu cầu. Các tàu thương mại này được cho là hoạt động thu thập thông tin tình báo và cả ngăn chặn rủi ro thiệt hại bằng cách sử dụng các tàu này để ngăn chặn hoạt động của các tàu quốc tế, ngay cả tàu chiến. Đổi lại, lực lượng phòng vệ bờ biển và hải quân Trung Quốc sẽ ứng cứu bất cứ khi nào các tàu thương mại gặp rắc rối với hải quân quốc tế hoặc các lực lượng phòng vệ bờ biển.

Ngày 15/3/2016, một tàu phòng vệ bờ biển Argentina đã đánh chìm một tàu khai thác thủy sản trái phép của Trung Quốc, bắt giữ 5 thủy thủ đoàn, gồm thuyền trưởng. Trung Quốc lên tiếng phản đối nhưng không có hành động gì. Thực tế, vài tuần sau đó, Trung Quốc tái khẳng định công khai mối quan hệ hợp tác kinh tế và ngoại giao ngày càng khăng khít với Argentina. Đồng thời, chủ của tàu cá bị bắt đã được âm thầm đền bù bởi chính phủ Trung Quốc.

Hình thức khai thác trái phép này là một vấn nạn toàn cầu và các tàu khai thác thủy sản Trung Quốc rõ ràng là điểm nghiêm trọng nhất bởi những tội ác này có bàn tay tổ chức và điều phối của chính phủ. Tại các vùng nước lân cận Trung Quốc, nước này thường cử các tàu chiến hoạt động quanh quẩn các khu vực tàu khai thác trái phép của nước này thường hoạt động. Các tàu chiến này thường xuyên cố gắng giải cứu các tàu cá Trung Quốc bị bắt giữ do khai thác trái phép.

Bài viết lược dịch từ: https://www.strategypage.com/htmw/htsurf/20180325.aspx#startofcomments

Gappingworld Strategy Page