Tu Hài: nuôi dễ dàng, mang về bạc tỷ
Kỹ thuật nuôi tu hài đơn giản, hiệu quả kinh tế thì quan trọng nhất là phải chọn được hình thức nuôi phù hợp.
Tu hài là một loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ thuộc họ Mactridae trong bộ Veneroida. Chúng còn được gọi là ốc vòi voi hay con thụt thò, đây là loài ốc có giá trị kinh tế. Ốc này sống trong nước mặn. Trong môi trường tự nhiên, ốc vòi voi sống rải rác trên các trương cát ngầm và thềm cát có san hô ở vùng biển ấm. Chúng có thể thích nghi với môi trường nước trong với độ mặn ổn định, có thủy triều lên xuống hay ở các vùng bãi bùn cửa sông nước lợ.
Đây là loài nhuyễn thể sống lâu và lớn nhất trong hang cát và là loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Chúng có giá trị dinh dưỡng cao cùng hương vị đặc biệt và có tác dụng tốt đối với sức khỏe phái nam và là loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Ở Việt Nam, trước đó ốc vòi voi chỉ có trong môi trường tự nhiên, là một đặc sản quý hiếm. Hiện nay, nó đã được nuôi thành thương phẩm và ngành nuôi ốc vòi voi đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngư dân.
Đặc điểm
Ở châu Á tu hài có vỏ chừng 10cm, vòi cụt ngóc, cùng là loài nhuyễn thế hai mảnh vỏ sống trong môi trường nước mặn nhưng so với tu hài Canada thì tu hài ở Việt Nam lại nhỏ hơn nhiều so với tu hài Canada (có kích thước từ 15–20 cm, trọng lượng trung bình từ 1– 2 kg). Nhiều con có vòi dài tới 1-2m, trọng lượng thường gặp độ 1,5-2,5kg nhưng cá biệt có con nặng tới 4–5 kg. Mỗi cá thể phát triển dài 12cm, nặng 200g.
Vỏ giống trai ngậm ngọc, thịt dày đặc hơn hẳn sò huyết, mát ngọt tương tự bào ngư. Vỏ ngoài màu trắng ngà, hai vỏ khép hờ. Nhô ra giữa hai lớp vỏ là chiếc xúc tu dài, to hình trụ, nhìn không khác nào một chiếc vòi voi thực thụ…Tu hài sinh sản dưới cát vào mùa xuân, sinh trưởng nhanh trong điều kiện môi trường tự nhiên hay môi trường nuôi tốt. Loài này này tuy to nhưng rất hiền bởi suốt đời chỉ ẩn mình một chỗ dưới lớp cát sâu trong lòng đại dương để sinh trưởng.
Địa điểm nuôi tu hài
Theo Trung tâm Khuyến nông quốc gia, có 2 hình thức nuôi chính: nuôi trong lồng treo trên bè hoặc giàn treo cố định, gọi tắt là "nuôi treo” và nuôi trên mặt bãi tự nhiên hoặc bãi cải tạo, gọi tắt là "nuôi đáy".
Nuôi treo: Địa điểm được lựa chọn phải có độ sâu nhất định, độ sâu thấp nhất khi nước triều xuống trung bình khoảng 3m. Độ mặn quanh năm của nước từ 28‰ trở lên. Độ trong của nước trên 2,5 m. Nước lưu thông tốt, thành phần thực vật phù du phong phú, nước không bị ngọt hoá, không chịu ảnh hưởng của nguồn nước thải.
Vật liệu và cách làm giàn treo cố định làm giống như giàn treo trong phần ương giống. Giàn có thể làm nhiều hàng song song với nhau và vuông góc với dòng nước chảy.
Đặc biệt lưu ý là giàn phải ở nơi có độ sâu trên 5 m so với mép sóng hoặc dưới mức nước ròng nhất (mặt 0 Hải đồ) 0,5 m.
Nuôi đáy: Chọn địa điểm nuôi có các điều kiện môi trường thích hợp với sinh thái của tu hài: độ mặn 29 - 30‰, đáy cát có pha lẫn các mảnh vụn vỏ của động vật thân mềm như vỏ hầu, sò, điệp; độ trong cao từ 2,5 – 3m, nước lưu thông tốt, không tù đọng. Không bị ảnh hưởng của nguồn nước ngọt vào mùa mưa lũ, không chịu ảnh hưởng của nguồn nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Địa điểm nuôi tu hài thích hợp nhất cũng cần chú trọng tới nguồn thức ăn tự nhiên, nơi có thành phần thực vật phù du phong phú và đa dạng.
Quản lý và chăm sóc
Thường xuyên kiểm tra các rổ nuôi vì dễ bị xô đẩy bởi sóng gió, thủy triều. Kiểm tra 02 lần/tháng vào ngày thủy triều thấp nhất, dùng bàn chải đánh rửa mặt ngoài của rổ, mở nắp lưới giũ sạch bùn, hàu bám trên lưới, nhặt bỏ rác thải, đá sỏi, bổ sung thêm cát (nếu thấy cát trong rổ vơi đi), nếu bùn nhiều ở trong rổ thì phải thay cát.
Thường xuyên theo dõi môi trường, đặc biệt là độ mặn vì Tu hài chỉ thích hợp ở độ mặn cao, ổn định. Nếu độ mặn giảm xuống dưới 25%o thì phải thực hiện di dời sang bãi nuôi khác, nơi có độ mặn cao hơn để duy trì qua mùa mưa. Định kỳ kiểm tra tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của Tu hài nuôi.
Thu hoạch
Tu hài đạt kích thước thương phẩm sau khi nuôi được 18 tháng trở đi, tiến hành thu hoạch khi nước triều rút cạn, dùng cào đánh mặt bãi, nhặt lấy tu hài. Để tu hài đạt độ béo nhất định, hàm lượng đạm trong thịt cao nên thu hoạch vào thời gian tuyến sinh dục phát triển, thường từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Tu hài được rửa sạch bằng nước biển trước khi đem chế biến hoặc tiêu thụ.