Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến thủy sản
Ngày 8/8, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội thảo giới thiệu Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản nhằm tăng cường năng lực sản xuất của 6 ngành công nghiệp chủ lực gồm điện tử, áy nông nghiệp, chế biến nông, thủy sản , đóng tàu, môi trường, tiết kiệm năng lượng; sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô.
Việc ưu tiên phát triển 6 ngành công nghiệp chiến lược nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ, tăng trưởng năng suất lao động và tạo dựng năng lực cạnh tranh quốc tế.
Thực hiện thành công chiến lược này, các ngành được ưu tiên phát triển sẽ đi đầu trong áp dụng công nghệ cao, công nghệ sạch gắn với đảm bảo tính hợp lý về điều kiện kinh tế của Việt Nam; giá trị sản xuất của các ngành ưu tiên tăng tối thiểu 20% hàng năm và đóng góp tối thiểu 35% vào tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp.
Tiến sỹ Nguyễn Thị Tuệ Anh, Trưởng Ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết:
“Đây là chiến lược của Việt Nam và Nhật Bản c ng nhau hợp tác xây dựng thể hiện cụ thể hóa hành động về đối tác hợp tác kinh tế thương mại đầu tư giữa Việt Nam – Nhật Bản.
Chúng ta sẽ tạo ra được một môi trường để thu hút đầu tư, có thể là đầu tư nhà nước, có thể là thu hút đầu tư tư nhân, cả Việt Nam và Nhật Bản, nhưng cũng có thể là nhà đầu tư của nước khác. Hai bên sẽ có trách nhiệm tham gia ngay từ đầu, trao đổi, thảo luận với nhau cùng xây dựng các tiêu chí, cùng đánh giá phân tích các ngành, lựa chọn ngành, sau đó tham gia vào xây
dựng chiến lược này”