TIN THỦY SẢN

Ủy ban châu Âu cảnh báo Philippin và Papua New Guinae về đánh bắt cá bất hợp pháp

Ảnh minh họa Hoàng Hải (dịch)

Ủy ban châu Âu (EU) đã cảnh báo Philippin và Papua New Guinea rằng 2 quốc gia trên cần giải quyết gấp việc họ không tuân thủ thông lệ quốc tế về truy xuất nguồn gốc thủy sản, các biện pháp kiểm soát và cơ chế quản lý để chống lại các hoạt động đánh cá bất hợp pháp, không được báo cáo và không theo qui định (IUU fishing) sau khi lặp đi lặp lại các yêu cầu trên trong nhiều năm.

Cảnh báo của ủy ban châu Âu như là một “thẻ vàng” theo hệ thống luật của liên minh châu Âu về IUU và đặt 2 nước trên vào một danh sách tạm thời bao gồm các quốc gia không hợp tác trong cuộc chiến chống lại đánh bắt cá bất hợp pháp. Nếu cảnh báo của liên minh châu Âu bị bỏ qua, 2 quốc gia trên sẽ đối mặt với một lệnh cấm hoàn toàn các hoạt động thương mại thủy sản vào châu Âu.

Eszter Hidas, người đứng đầu bộ phận luật của liên minh châu Âu hỗ trợ dự án Transparent Seas (tạm dịch: dự án minh bạch giữa các vùng biển) của tổ chức bảo vệ động vật hoang dã thế giới WWF cho rằng: đây không phải là một việc chỉ đơn độc dựa vào các quốc gia riêng lẻ mà là việc thực thi một cách hiệu quả các luật và qui định đánh bắt quốc tế. Những người liên tục tránh “chơi” theo luật phải lãnh hậu quả. Hình thức phạt “thẻ vàng” như trong bóng đá tạo cho họ một cơ hội cuối cùng để cùng chơi một trò chơi công bằng hoặc bị đuổi ra khỏi sân.

WWF hỗ trợ việc cảnh báo lần này của EU và nhấn mạnh những hiệu quả của việc thúc đẩy những cải tiến trên đất liền trong việc quản lý các hoạt động đánh bắt cá. Tuy nhiên WWF cũng cho rằng, với vai trò là một thị trường dẫn đầu về thủy sản, châu Âu nên chứng tỏ vai trò dẫn đầu của mình cùng với các thị trường lớn khác như Mỹ và Nhật Bản.

Tổ chức công lý môi trường (Environmental Justice Foundation) cũng hoan nghênh cảnh báo này nhưng cũng đặc biệt khuyến khích Mỹ và Nhật nhanh chóng thực hiện những công cụ pháp lý tương tự để chống lại đánh bắt cá bất hợp pháp. Giám đốc điều hành của tổ chức này nói rằng EJF hoanh nghênh các nỗ lực tiếp theo của EU trong việc chống lại đánh bắt cá bất hợp pháp. Khi là một thị trường thủy sản lớn nhất thế giới, EU đúng khi dẫn đầu trong nỗ lực chống lại các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp này.

Philippin và Papua New Guinea bây giờ có một cơ hội quan trọng để thực hiện nhanh chóng các cải cách để tránh nhận các trừng phạt thương mại. 2 quốc gia này phải thay đổi pháp lý và các thay đổi sẽ được chuyển đến các ngư dân, công ty, tổ chức điều hành đánh bắt cá bằng các thông điệp rõ ràng rằng họ không thể tiếp tục làm suy giảm nguồn cá, môi trường biển và sinh kế của cộng đồng ven biển.

Kết hợp với việc giám sát hiệu quả hơn thông qua một bản ghi nhớ toàn cầu (Global Record) của các tàu đánh cá, việc sử dụng các rào cản thương mại có triển vọng là một công cụ cực kỳ hiệu quả trong cuộc chiến kiếm chế các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp này.

Bây giờ đã đến lúc các thị trường thủy sản lớn khác như Mỹ và Nhật cần kết hợp với EU trong việc gửi một thông điệp rõ ràng đến các quốc gia thực hiện kém hiệu quả trong chống đánh bắt cá bất hợp pháp rằng họ phải cải thiện tình trạng hiện nay. Điều này sẽ lấy lợi nhuận của các tổ chức đánh bắt bất hợp pháp và làm lợi cho cả môi trường biển và sinh kế của như anh ninh lương thực của những người phụ thuộc và biển.

Nguồn:  http://www.thefishsite.com/fishnews/23372/eu-warns-philippines-and-papua-new-guinea-on-illegal-fishing-practices#sthash.F5OeH2WV.dpuf

Hoàng Hải (dịch) Thefishsite