Vì sao người nuôi tôm cá vẫn nghèo?
Nghề nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam trong những năm gần đây phát triển mạnh và rất có tiềm năng, tuy nhiên tại sao người nuôi vẫn quẩn quanh trong cái nghèo?
Nước ta có diện tích nuôi trồng thủy sản gần 1,3 triệu ha với 2.900 trang trại thủy sản (tính đến năm 2021). Dù vậy, nghề nuôi thủy sản ở Việt Nam vẫn quen với truyền thống, chưa thích ứng với công nghệ nuôi hiện đại, đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến bà con nuôi thủy sản vẫn nghèo.
Nuôi theo “lối mòn” truyền thống
Có rất nhiều mô hình hiện đại để nuôi tôm cá nhưng bà con vẫn chưa biết cách áp dụng, một số mô hình nuôi cho lợi nhuận cao, tiết kiệm chi phí và nhân công như: Nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh, mô hình nuôi RAS, mô hình nuôi Biofloc, nuôi 2 – 3 giai đoạn, mô hình CPF – Combine thế hệ 2, nuôi cá trên ao nổi, nuôi cá lồng bè nhựa HDPE,…
Nếu bà con vẫn nuôi truyền thống, chưa biết cách sử dụng máy móc vào quy trình cho ăn tự động, sử dụng công nghệ mới khi nuôi tôm cá thì sẽ chậm phát triển về kinh tế so với các ngành khác trong và ngoài nước.
Điển hình như khi gặp thiên tai, gió bão, người nuôi dễ rơi vào cảnh trắng tay, nợ nần do kỹ thuật nuôi truyền thống không đủ sức chống chịu với thiên tai, trong khi đó những mô hình nuôi hiện đại có độ an toàn và chắc chắn hơn nhiều lần.
Thị trường thủy sản chưa ổn định
Khi nhu cầu thị trường bấp bênh, người nuôi sẽ thu hẹp diện tích dẫn đến nhiều mặt hàng thiếu hụt nếu nhu cầu đột ngột tăng.
Bên cạnh đó, bà con quá phụ thuộc vào xuất khẩu tiểu ngạch thay vì tìm đầu ra ổn định. Từ đầu năm 2022 đến nay, người nuôi tôm thấp thỏm vì tàu của các thương lái không cập bến để thu mua dẫn đến bà con phải tiếp tục bỏ vốn nuôi tôm cá dù đã quá ngày thu hoạch, tốm kém chi phí thức ăn mà lại không bán được.
“Bảo thủ” trong tư duy của người nuôi
Năm 2020, tỉnh Khánh Hòa triển khai dự án thử nghệ nuôi cá giò bằng lồng tròng HDPE kiểu Na Uy và thu được 5 tấn cá, lãi 100 triệu trong 10 tháng nuôi. Do đó, việc áp dụng công nghệ cao vào nuôi tôm cá nói riêng và thủy sản nói chung rất có tiềm năng phát triển kinh tế.
Đối với lồng bè HDPE có thể áp dụng cho nhiều loại cá khác nhau, nhưng có rất ít doanh nghiệp, hộ dân dám nuôi theo công nghệ mới này, đa số vẫn nuôi theo công nghệ truyền thống.
Theo đó, để đổi mới công nghệ hiện đại không phải chuyện một sớm một chiều có thể làm được vì còn nhiều vẫn đề tồn tại trong tư duy của người nuôi như sau:
Thứ nhất, cần có một đội chuyên biệt về kỹ thuật lắp ráp, máy móc thiết bị, cho ăn theo quy trình hiện đại đúng tiêu chuẩn mới đạt hiệu quả.
Thứ hai, bà con đã quen với mỗi bè nuôi có khoảng 20 ô mà công nghệ mới này chỉ có 1 lồng, đây là điều mà bà con nghi ngờ về hiệu quả mà nó đem lại.
Nếu áp dụng công nghệ hiện đại đồng loạt mà phải dỡ 20 lồng bè truyền thống thì cần có quy hoạch cụ thể, chính sách khuyến nông tốt hơn cho người nuôi.
Thứ ba, người nuôi chưa theo kịp sự thay đổi của công nghệ tiên tiến nên khó mạnh tay đầu tư. Do đó cần có trình độ chuyên môn và kiến thức quản lý để thực hiện các mô hình nuôi mới.
Mối đe dọa từ dịch bệnh
Nghề nuôi thủy sản gắn liền với sông nước và cũng vì vậy mà nó có độ rủi ro cao nhất. Độ rủi ro không chỉ là kỹ thuật nuôi mà còn do tác động của môi trường nước.
Đặc biệt, đối với nguồn lây nhiễm bệnh, khi 1 vùng nuôi bị bệnh, vi khuẩn gây bệnh sẽ phát tán và lây lan theo dòng nước đến nhiều vùng nuôi khác làm bà con tổn thất nặng nề trong vụ nuôi.
Các bệnh truyền nhiễm, bệnh do ký sinh trùng hay các hội chứng tôm, cá chết hàng loạt là mối nguy lớn đối với các hộ nuôi. Một số khác do người nuôi chưa nắm được hết các biện pháp phòng, trị bệnh cho vật nuôi kịp thời theo phương pháp an toàn sinh học.
Trên đây là một trong những thách thức lớn khiến bà con nuôi trồng thủy sản gặp khó khăn trong việc duy trì và mở rộng diện tích nuôi. Hy vọng trong năm 2023, nghề nuôi thủy sản ở Việt Nam sẽ có nhiều bước tiến đột phá trong nước và xuất khẩu.
Xem thêm video "Vì sao người nuôi tôm cá vẫn nghèo?" để cảm nhận rõ hơn về vấn đề này nhé.