WTO ra phán quyết chống lại phương pháp “zeriong” áp đặt đối với tôm nhập khẩu của Mỹ
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã ra phán quyết có lợi cho Trung Quốc đối với phương pháp quy về 0 (zeroing) mà Hoa Kỳ áp đặt đối với tôm đông lạnh của Trung Quốc. Theo WTO, Mỹ đã vi phạm quy tắc thương mại của WTO trong việc sử dụng phương pháp "zeroing" gây tranh cãi để áp đặt mức thuế chống bán phá giá đối với tôm nước ấm của Trung Quốc.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Trung Quốc đã hoan nghênh quyết định này, Bộ Thương mại (MOC) cho biết. Người phát ngôn của MOC Thần Đan Dương cho biết Mỹ nên tôn trọng những phán quyết của WTO và thực hiện đúng với lẽ phải ngay, để đảm bảo đối xử công bằng đối với các nhà xuất khẩu của Trung Quốc và đảm bảo các hoạt động thương mại bình thường của cả hai bên.
Phán quyết của WTO nói rằng các biên độ chống bán phá giá phải được tính toán dựa trên sự chênh lệch giữa giá xuất khẩu và giá trong nước tiêu chuẩn. Tuy nhiên, Mỹ đã dùng biện pháp zeroing để loại bỏ sự chênh lệch mỗi khi giá xuất khẩu cao hơn giá trong nước, qua đó đẩy biên độ phá giá lên, Tân Hoa xã đưa tin.
Do đó Mỹ đã sử dụng phương pháp zeroing để áp đặt thuế chống bán phá giá lên đến 112,81% đối với tôm nhập khẩu từ Trung Quốc.
Trung Quốc đã yêu cầu được tham vấn với các tổ chức thuộc hệ thống giải quyết tranh chấp trong tháng 2/2011.
Mỹ đã đồng ý để tính toán lại biên độ chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc và tuyên bố rằng sẽ ngừng sử dụng phương pháp zeroing, Bloomberg báo cáo.
Vụ kiện này đại diện cho cuộc tranh cãi chống bán phá giá lớn nhất về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc, khi xuất khẩu tôm đông lạnh của Trung Quốc sang Mỹ đạt đến 380 triệu USD vào năm 2003.
Với kết quả của phán quyết của WTO, Mỹ phải điều chỉnh các hành vi của mình phù hợp với quy định của WTO trong vòng 8 tháng sau khi phát hành báo cáo của Ban hội thẩm, một quan chức của MOC cho biết.
Phán quyết của WTO vào tuần trước đã lặp lại những phát hiện trong những khiếu nại được đệ trình trước đây của Brazil, Canada, Ecuador, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Mexico, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam.