TIN THỦY SẢN

Xóa bỏ thẻ vàng đã cứu ngành thủy sản Thái Lan

Phơi nắng cá thu ở làng chài của tỉnh prachuap khiri khan, Thái Lan: Ảnh: Stock Photo Nguyễn Hà - VASEP

Các nhà NK Liên minh châu Âu đã phản ứng tích cực với quyết định rút thẻ vàng cho Thái Lan của Ủy ban châu Âu, hy vọng sẽ thấy kết quả rõ ràng trong 6 tháng tới 1 năm.

Sau khi chủ trì cuộc họp của các nhà NK các sản phẩm thủy sản Thái Lan tại Bỉ, Phó thủ tướng Thái Lan Chatchai Sarikulya cho biết mặc dù Thái Lan đã phải đối mặt với các vấn đề trong việc giải quyết hoạt động khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), các nhà NK EU vẫn tiếp tục tin tưởng vào các sản phẩm thủy sản của Thái Lan.

Cụ thể, Nhóm đặc trách về thủy sản (Seafood Task Force) đã giúp Thái Lan giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng bằng tiền tài trợ, chuyên môn và các đề xuất.

Nghị định Khẩn cấp về Thủy sản Thái Lan, BE 2558 và Nghị định Khẩn cấp sửa đổi Đạo luật về Tàu khai thác của Thái Lan, BE 2481, BE 2561 đã tuẩn thủ các công ước quốc tế của Liên hợp quốc (UN) và Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), nhằm phát triển nghề cá một cách bền vững.

Bob Miller, Giám đốc điều hành của Cp Foods (UK), và nhà sáng lập Seafood Task Force, cho biết việc xóa bỏ thẻ vàng cho Thái Lan sẽ khiến các sản phẩm thủy sản của Thái Lan được chấp nhận trên thị trường toàn cầu.

Trước đây, các nhà NK đã do dự trong việc thu mua các sản phẩm thủy sản của Thái Lan do vấn đề IUU với số lượng các đơn đặt hàng giảm trong 3 năm qua.

Ông hy vọng hoạt động thương mại cá ngừ của Thái Lan sẽ thu lại được nhiều lợi ích từ việc xóa bỏ thẻ vàng – một cảnh báo chính thức của Liên minh châu Âu đối với các đối tác thương mại của mình trong cuộc chiến chống lại hoạt động khai thác IUU, nhờ vào việc cải thiện hình ảnh của đất nước này. Thái Lan là nước sản phẩm cá ngừ đóng hộp hàng đầu.

Ông cho biết hoạt động thương mại thủy sản giữa Thái Lan và EU sẽ chứng kiến sự thay đổi trong khoảng 6 tháng tới 1 năm. Và Thái Lan phải cam kết giải quyết vấn đề IUU vì người tiêu dùng đang lo ngại về vấn đề này.

Hiện tại, nhóm Seafood Task Force đang làm việc với Việt Nam và Ấn Độ, các nước đang gặp phải vấn đề này. Nhóm sẽ áp dụng tiến trình của Thái Lan để hướng dẫn cải thiện quy trình khai thác của các nước ASEAN.

Ông Guss Pastoor, chủ tịch Liên đoàn Chế biến Thủy sản châu Âu – đơn vị kết nối các tổ chức quốc gia khác nhau về chế biển thủy sản trên toàn EU, cho biết EU cần khoảng 12 triệu tấn các sản phẩn thủy sản mỗi năm và 60% trong số đó được sản xuất tại EU. Còn lại 40% phải NK.

EU NK cá ngừ, tôm và mực, nhưng lượng mua các sản phẩm này liên tục giảm trong 4 – 5 năm qua do các vấn đề về khai thác IUU của Thái Lan, các vấn đề về tiền tệ và có nhiều nguồn sản xuất thủy sản.

Trong tương lai, người tiêu dùng EU sẽ quan tâm đến các vấn đề về sức khỏe hơn và muốn mua các sản phẩm tươi để tự nấu, thay vì trước đó họ ưu tiên sử dụng các sản phẩm ăn liền hay thực phẩm đông lạnh.

Nguyễn Hà - VASEP The Nation