TIN THỦY SẢN

Xuất khẩu tôm sang EU giảm

Thủy Chung

Xuất khẩu tôm của Việt Nam sang EU giảm 19,7% trong năm 2015, xuống mức 548.6 triệu USD nguyên nhân do kinh tế của khối này đang đối mặt nhiều khó khăn khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, mặt khác sự xuống giá của đồng Euro so với đô la Mỹ cũng tác động xấu đến nhập khẩu.

Xuất khẩu tôm của Việt Nam sang EU giảm 19,7% trong năm 2015, xuống mức 548.6 triệu USD nguyên nhân do kinh tế của khối này đang đối mặt nhiều khó khăn khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, mặt khác sự xuống giá của đồng Euro so với đô la Mỹ cũng tác động xấu đến nhập khẩu.

Xuất khẩu vào khối EU, Anh là thị trường duy nhất ghi nhận tăng trưởng tích cực, tăng 13.4% so với năm trước do nhu cầu cao đối với tôm nước ấm do giá tôm nước lạnh cao. Theo những nhà bán lẻ Anh, doanh thu tôm nước ấm trong dịp Giáng sinh 2015 tiếp tục tăng đạt 28.1 triệu bảng, tăng 4.3% từ mức 25.5 triệu bảng năm 2013. Trong khi đó, xuất khẩu sang Đức và Hà Lan giảm lần lượt 21.5% và 27.3%

Năm 2014, tôm chân trắng của Việt Nam xuất sang Đức chiếm 58% trong khi tôm sú chiếm 34.7%. Trong giai đoạn từ tháng 1-9/2015, tỉ lệ tôm chân trắng là 73.5% và tôm sú là 19.9%. Xu hướng này chỉ ra rằng tôm chân trắng xuất khẩu từ Việt Nam đang được ưa thích hơn tại Đức. Giữa giai đoạn 2011-2014, Đức dẫn đầu khối EU đối với nhập khẩu tôm từ Việt Nam, tôm xuất khẩu vào thị trường này chiếm 20.5% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam vào EU.

Do sự suy yếu của đồng Euro, EU không được hưởng lợi từ sự giảm giá tôm. Tuy nhiên, đầu năm 2016, đặt hàng của những người mua hàng từ EU được dự đoán tăng do những người mua hàng tăng mua dự trữ. Nhu cầu từ thị trường này chủ yếu nhắm vào kích cỡ vừa và nhỏ thay cho loại tôm kích cỡ lớn có giá cao.

Nguyên nhân khác ảnh hưởng tới xuất khẩu tôm Việt Nam là hiệp định tự do thương mại giữa Ecuador và EU dự kiến sẽ có hiệu lực vào tháng 10/2016. Theo đó, Ecuador có lợi khi lượng nguyên liệu thô, tôm nuôi được xuất khẩu vào EU với mức thuế 0% sẽ ở mức 30,000 đến 40,000 tấn

Bên cạnh đó, Hệ thống ưu đãi phổ cập GSP được mở rộng cho đến khi thỏa thuận thương mại có hiệu lực từ 31/12/2016, điều đó có nghĩa là những người xuất khẩu Eucuador sẽ tiếp tục hưởng mức thuế 3.6% cho tôm đông lạnh, chưa nấu sau khi vượt mức hạn mức thuế 0% cho 20,000 tấn thay vì 12% thuế.

Mặt khác, trong 2 tháng đầu năm 2016, sản lượng tôm và giá của tôm Việt Nam có dấu hiệu hồi phục, có thể trở thành động lực thúc đẩy xuất khẩu tôm sang các thị trường, đặc biệt là các thị trường Việt Nam đã ký thỏa thuận cũng như với Cộng đồng kinh tế ASEAN

Thủy Chung Vinanet/Vietnamexport, 30/03/2016