TIN THỦY SẢN

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ tiếp tục tăng

Kim Thu

XK tôm Việt Nam sang Mỹ liên tục tăng từ đầu năm nay trừ tháng 6 giảm nhẹ 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái. XK trong tháng 2/2016 tăng mạnh nhất 52,3% so với tháng 2/2015. Trong 7 tháng đầu năm nay, XK trong tháng 7 đạt giá trị cao nhất so với các tháng còn lại.

Sau khi giảm trong tháng 6/2016, XK tôm Việt Nam sang Mỹ trong tháng 7 tăng trở lại với 29,4% đạt 65,9 triệu USD. XK tôm Việt Nam sang Mỹ 7 tháng đầu năm nay đạt 364,8 triệu USD; tăng 16,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng NK tôm từ Việt Nam do nhu cầu thị trường này tăng trong khi các nguồn cung khác cho Mỹ như Ấn Độ, Indonesia, Ecuador, Thái Lan đều gặp khó khăn về nguồn cung nguyên liệu dẫn tới giá XK tăng. Mỹ cũng đang tăng nhu cầu NK tôm sú trong khi sản lượng thu hoạch tôm sú ở Ấn Độ và Indonesia đều giảm. Hiện cũng là thời điểm các nhà hàng và các hãng bán lẻ ở Mỹ tung ra các chiến lược quảng cáo, xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ tôm của người tiêu dùng.

Tăng NK tôm sú Việt Nam

Những tháng đầu năm 2015, Mỹ có xu hướng NK nhiều tôm sú hơn. Năm tháng đầu năm 2015, tỷ trọng tôm sú Việt Nam XK sang Mỹ đạt 24% và tôm chân trắng đạt 69% trong khi 5 tháng đầu năm nay, tỷ trọng tôm sú tăng thêm 3% đạt 27% và tôm chân trắng tăng 1% lên 70%.

Tính tới tháng 6/2016, NK tôm vào Mỹ đạt 264.772 tấn, trị giá 2,4 tỷ USD; giảm 1% về khối lượng và 8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Indonesia là nhà cung cấp tôm lớn nhất cho Mỹ, chiếm 22,5% tổng giá trị NK tôm vào Mỹ. Tiếp đó là Ấn Độ và Thái Lan lần lượt chiếm 21,2% và 13,2%. Việt Nam đứng ở vị trí thứ tư, chiếm thị phần 12,2%.

Trong top 5 nguồn cung tôm lớn nhất cho Mỹ, duy nhất Việt Nam tăng cả khối lượng và giá trị XK tôm sang Mỹ lần lượt là 9% và 1%. Thái Lan tăng 8% khối lượng tôm cung cấp cho Mỹ trong khi giá trị XK sang thị trường này giảm 6%. Đáng chú ý, XK tôm từ Ecuador sang Mỹ giảm nhiều nhất trong top 5 nguồn cung cho Mỹ với mức giảm 18% về khối lượng và 17% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Mỹ có xu hướng giảm NK từ Ecuador và tăng NK từ các nguồn cung châu Á như Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc vì các nước này có thể đáp ứng nhu cầu tôm xiên que cho Mỹ với giá phải chăng.

Trong khi, Ecuador tăng 40% XK tôm sang châu Á nhờ sự nổi lên của tầng lớp trung lưu ở các thị trường như Trung Quốc.
Không chỉ Mỹ mà cả khu vực Bắc Mỹ (Canada, Mexico) cũng giảm nhu cầu NK tôm từ Ecuador và tăng NK tôm từ các nước châu Á. Ecuador đã mất 26% thị phần ở Mỹ. Mỹ chủ yếu NK tôm để đuôi. Tuy nhiên, sản phẩm này yêu cầu chi phí sản xuất lớn, khiến giá thành phẩm cao. Kết quả là, Ecuador không thể cạnh tranh được với các nước châu Á vì họ có thể sản xuất được những sản phẩm rẻ hơn.

Dự báo nhu cầu tiếp tục tăng nửa cuối năm

Kinh tế Mỹ có nhiều dấu hiệu khả quan như tỷ lệ thất nghiệp giảm, giá gas thấp, thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng. Nhu cầu từ các nhà NK lớn và lâu dài ở Mỹ như chuỗi nhà hàng Red Lobster đang bắt đầu trở lại bình thường sau 1 năm giá tôm ổn định. Nhu cầu tôm thịt của các chuỗi nhà hàng này cũng đang tăng.

Đà tăng trưởng kinh tế Mỹ và nhu cầu NK tôm phục vụ dịp cuối năm sẽ tiếp tục thúc đẩy nhu cầu tôm của Mỹ từ các thị trường trong đó có Việt Nam.

Nhập khẩu tôm của Mỹ, T1-T6/2016

Nguồn cung

KL (tấn)

GT (nghìn USD)

T1-T6/2015

T1-T6/2016

Tăng, giảm (%)

T1-T6/2015

T1-T6/2016

Tăng, giảm (%)

TG

268.068

264.772

-1

2.624.109

2.402.108

-8

Indonesia

59.045

58.509

-1

599.237

542.566

-9

Ấn Độ

55.225

54.126

-2

551.291

511.615

-7

Thái Lan

31.135

33.605

8

339.611

318.627

-6

Việt Nam

25.109

27.424

9

292.319

295.160

1

Ecuador

45.065

37.176

-18

341.336

283.263

-17

 

Kim Thu Vasep, 07/09/2016