Cá lóc đen
Phân loại
Đặc điểm
Vây lưng có 40 - 46 vây; vây hậu môn có 28 - 30 tia vây, vảy đường bên 41 - 55 cái. Ðầu cá quả O.maculatus có đường vân giống như chữ "nhất" và 2 chữ bát còn đầu cá O.arbus tương đối nhọn và dài giống như đầu rắn.
Phân bố
Cá lóc sống phổ biến ở đồng ruộng, kênh rạch, ao hồ, đầm, sông, thích nghi được cả với môi trường nước đục, tù, nươc lợ, cóthể chịu đựng được ở nhiệt độ trên 300C. Cá thích ở nơi có rong đuôi chó, cỏ, đám bèo, vì ở nơi đây cá dể ẩn mình rình mồi. Vào mùa hè cá thường hoạt động và bắt mồi ở tầng nước mặt. Mùa đông cá hoạt động ở tầng nước sâu hơn.
Cá lóc là loài cá dữ có kích thước tròn dài. Lược mang dạng hình núm. Thực quản ngắn, vách dầy, bên trong thực quản có nhiều nếp nhăn. Dạ dày to hình chử Y. Cá là loài cá dữ, ăn động vật điển hình. Quan sát ống tiêu hóa của cá cho thấy cá chiếm 63.01%, tép 35.94 %, ếch nhái 1.03 % và 0.02 % là bọ gạo, côn trùng và mùn bã hữu cơ.
Tập tính
1.Tập tính sinh học
Thích sống ở vùng nước đục có nhiều rong cỏ, thường nằm phục ở dưới đáy vùng nước nông có nhiều cỏ. Tính thích nghi với môi trường xung quanh rất mạnh, nhờ có cơ quan hô hấp phụ nên nó có thể hít thở được O2 trong không khí. ở vùng nước hàm lượng O2 thấp cũng vẫn sống được, có khi không cần nước chỉ cần da và mang cá có độ ẩm nhất định vẫn có thể sống được thời gian khá lâu.
2.Tính ăn
Cá quả thuộc loại cá dữ. Thức ăn là chân chèo và râu ngành; thân dài 3 - 8cm ăn côn trùng, cá con và tôm con; thân dài trên 8cm ăn cá con. Khi trọng lượng nặng 0,5 kg có thể ăn 100 - g cá. Trong điều kiện nuôi nó cũng ăn thức ăn chế biến. Mùa đông không bắt mồi.
3.Sinh trưởng
Tương đối nhanh. Con lớn nhất đến 5 kg, nhìn chung cá 1 tuổi thân dài 19 - 39cm nặng 95 - 760g; Cá 2 tuổi thân dài 38,5-40cm, nặng 625 - 1.395g; cá 3 tuổi thân dài 45-59cm, nặng 1.467 - 2.031g (con đực và cái chênh lệch lớn); khi nhiệt độ trên 20oC sinh trưởng nhanh, dưới 15oC sinh trưởng chậm.
Sinh sản
Cá lóc 1 - 2 tuổi bắt đầu đẻ trứng, mùa vụ sinh sản từ tháng 4 - 8, tập trung vào tháng 4 - 5. Cá thường đẻ vào sáng sớm sau những trận mưa rào một hai ngày nơi yên tỉnh có nhiều
thực vật thủy sinh. Ở nhiệt độ 20 - 350C sau 3 ngày trứng nở thành cá bột, khoảng 3 ngày sau cá tiêu hết noãn hoàng và bất đầu ăn được thức ăn tự nhiên bên ngoài.
Sau khi nở, luân trùng Brachionus plicatilis được xem là thức ăn đầu tiên tốt nhất của cá bột. Ngoài ra chó thể cho ăn nấm men, lòng đỏ trứng hay thức ăn tổng hợp dạng bột.
Giai đoạn kế tiếp cho ăn trứng nước (Moina), Daphnia hay trùng chỉ, ấu trùng muổi đỏ.
Giai đoạn cá giống, sâu gạo và dòi là thức ăn ưa thích của cá. Một số thí nghiệm trên cá bột cho thấy cá có khả năng sử dụng thức ăn trứng nước kết hợp với đạm đơn bào. Thức ăn Moina vẫn là thức ăn tốt nhất đối với cá bột trong 3 tuần lễ đầu. Rhizopus arrhizus hay đạm đơn bào (125μm) được sản xuất từ kỹ thuật lên men sử dụng dầu cọ làm nguồn carbon chính.
Giai đoạn cá lớn thường cho ăn cá tạp, phụ phế phẩm từ các nhà máy chế biến đầu tép, tôm, ếch, cá hay thức ăn chế biến và thức ăn viên. Cá lớn nhanh vào mùa xuân - hè.