Tép riu
Phân loại
Đặc điểm sinh học
Tép riu là loại tôm nhỏ khoảng 30–50 mm, có màu xanh nhạt hoặc trắng, trong suốt, mười chân, vỏ mỏng.
Chủy hình kiếm, dài đến cuối đốt 2 hoặc cuối đốt 3 của cuống râu I. Cạnh trên chủy có từ 12-19 cái răng, thường 13-17 răng, trong đó có 3-4 răng trên giáp đầu ngực, răng răng cạnh trên chủy mọc gần sát ngọn chủy; cạnh dưới chủy có từ 3-7 răng, thường 3-5 răng. Góc dưới ổ mắt tròn, không có gai má. Trứng có kích thước khoảng 1,1 x 0,75 mm, số lượng trứng ít.
Tép rong là do một loại tép nhỏ, con to nhất cũng nhỏ hơn đầu đũa ăn cơm có đặc tính sống bám vào các nhánh rong, rêu trong mương vườn. Đó cũng là lý do chúng được nhiều người gọi là tép rong. Hoặc gọi là tép đồng - do sống ở ngoài đồng ruộng. Hoặc là tép muỗi – bởi chúng quá nhỏ. Cách mà người dân miền Tây sông nước đánh bắt tép rong thường thấy là dùng cách đóng đáy, đặt đú, lọp, kéo lưới, chài hay xúc.
Phân bố
Tép riu phân bố rộng khắp Việt Nam. Đặc biệt, vào khoảng tháng 8 âm lịch trở đi, khi nước từ thượng nguồn tràn về nhiều khắp sông ngòi, đồng ruộng thì sẽ xuất hiện rất nhiều loài tép rong này.
Chúng sống ở môi trường nước ngọt như ao, mương, ruộng lúa,... chúng sống bám vào các nhánh rong, rêu trong mương vườn. Đó cũng là lý do chúng được nhiều người gọi là tép rong. Hoặc gọi là tép đồng - do sống ở ngoài đồng ruộng. Hoặc là tép muỗi - vì do chúng quá nhỏ.
Chu kỳ sống thường kéo dài từ 200-210 ngày, tép cái sinh sản 3 lần trong đời.
Tập tính
Tép riu thường sống bám trong rong rêu, sống ở môi trường nước ngọt như ao, mương, ruộng lúa. Chúng là loại động vật giáo xác ăn tạp, thức ăn của chúng là tảo, vi sinh vật, thực vật,...
Sinh sản
Hiện trạng
Mùa lũ về càng lúc càng muộn, tôm cá nói chung và tép riu nói riêng cũng vì thế mà ít dần đi, sản lượng tự nhiên không còn nhiều.
Vào năm 2013, một lão nông ở An Giang đã nuôi thử nghiệm nuôi tép riu trong ruộng, bước đầu đạt thành công, tuy nhiên nguồn con giống vẫn phụ thuộc vào tự nhiên nên mô hình chưa được nhân rộng.