Kinh nghiệm luyện cá lóc ăn cám công nghiệp
Mạnh Hùng
Nuôi cá lóc công nghiệp trong bể xi măng hay trong ao đất, người nuôi thường sử dụng thức ăn là cá tạp, cá mồi. Tuy nhiên, để hiệu quả hơn, một số vùng người nuôi đã luyện cho cá ăn lóc ăn cám công nghiệp từ nhỏ nhằm giảm thiểu những rủi ro do thiếu nguồn cá tạp những khi không mua được. Trong chương trình ... chúng tôi xin giới thiệu đến bà con kỹ thuật hiệu quả này.
Trong nuôi cá lóc công nghiệp; người nuôi thường sử dụng cá tạp làm thức ăn. Tuy nhiên, sử dụng thức ăn công nghiệp thay thế cho thức ăn cá tạp trong quy trình nuôi cá lóc thương phẩm có nhiều ưu điểm như chất lượng thức ăn luôn chủ động và ổn định, ít gây ô nhiễm nguồn nước nên giảm chi phí sử dụng kháng sinh và hoá chất trong quá trình nuôi. Phương thức này thích hợp với những vùng nuôi xa nguồn cung cấp cá tạp.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng là chủ trang trại nuôi cá lóc giống rất thành công ở huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Sau đây là những chia sẻ kinh nghiệm của ông Hùng về kỹ thuật luyện cá lóc ăn cám công nghiệp, một trong những bí quyết thành công của ông.
Luyện cá từ giai đoạn cá giống
Theo ông Hùng, việc tập cho cá chuyển đổi loại thức ăn cần tiến hành theo các bước sau:
Khẩu phần thức ăn hàng ngày bằng 10% trọng lượng đàn cá. Phối trộn theo tỷ lệ: 70% cá tạp tươi + 30% cám công nghiệp. Nếu cám ở dạng bột, bà con trộn chung với cá tạp theo tỷ lệ trên rồi xay nhuyễn, trường hợp cám viên thì ngâm qua nước cho mềm sau đó trộn chung với cá tạp tươi rồi xay nhuyễn. Khi đó cá với cám dễ hòa quyện vào với nhau, sẽ đảm bảo đúng tỷ lệ.
Tùy theo mức ăn của cá, mỗi ngày bà con có thể tăng thêm 10% lượng cám công nghiệp khi phối trộn. Sau từ 5 đến 7 ngày, tỷ lệ phối trộn đạt 50% cá tạp, 50% cám công nghiệp. Lúc này, bà con đồng thời cho cá tập ăn cám công nghiệp dạng viên, để dần chuyển sang cho cá ăn cám viên hoàn toàn. Vì cám viên có nhiều ưu điểm như nhiều dinh dưỡng, cá dễ bắt mồi, dễ tiêu hóa, có thời gian bảo quản dài hơn cám dạng bột.
Để tập cho cá làm quen với cám viên, mỗi ngày trộn thêm 5% thức ăn dạng viên ( ngâm cám viên vào nước cho mềm) vào hỗn hợp 50 cá tạp– 50% cám công nghiệp nói trên. Ban đầu, cá có thể nhả viên thức ăn ra, nếu thế thì tiếp tục cho cá ăn thêm 2– 3 ngày như vậy cho đến khi cá không còn nhả các viên thức ăn.
Ông Hùng( bên phải) hướng dẫn cách pha dầu mực trộn với cám
Những ngày sau đó tiếp tục cho tăng 10% lượng thức ăn viên (có ngâm nước cho mềm) trong khẩu phần cho đến khi không còn ngâm nước lượng thức ăn viên là lúc cá đã quen ăn thức ăn viên. Lúc đó thường là cá đã nuôi được 1 tháng, khẩu phần ăn của cá dao động ở 3– 7% trọng lượng thân tùy theo giai đoạn phát triển của cá. Do chất lượng cám có khác nhau, khi cho cá ăn nên theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Lúc này, thức ăn viên được đưa thẳng xuống ao khi cho cá ăn, không còn để thức ăn trên sàng.
Theo kinh nghiệm nuôi cá lóc của ông Hùng, để đảm bảo cá dần quen với cám và thích ăn cám, thì bà con nên trộn thêm dầu mực vào cám. Dầu mực giúp cá dễ bắt mối, kích thích cá ăn và làm cá dễ tiêu hóa. Bà con cho khoảng 2 nắp dầu mực/1kg cám. Bà con cho dầu mực lúc cám còn khô, sau đó đem phơi , khi đó, cá cũng phát triển ổn định hơn.
Luyện cá khi cá đã nuôi được 1 tháng
Một điểm đáng chú ý, cá lóc có tập tính ăn tạp nê bà con hoàn toàn có thể chuyển đổi sử dụng thức ăn công nghiệp và cá tạp vào bất cứ lúc nào trong suốt vụ nuôi. Nhờ đó, bà con sẽ chủ động về nguồn thức ăn đồng thời giảm chi phí về thức ăn cho cá.
Trường hợp nửa chừng buộc phải cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp do hết nguồn cá tạp, khi cá nuôi được khoảng 1 tháng: Bà con có thể luyện cá bằng cách bỏ cá nhịn đói 1ngày.
Sau đó, trộn cám viên đã ngâm nước với cá tạp đã xay nhuyễn theo tỷ lệ 70% cá tạp và 30% cám viên rồi tăng dần lượng cám viên lên. Thời gian để cá quen với việc ăn bằng thức ăn viên công nghiệp mất từ 3-5ngày.
Tài liệu tham khảo
- http://vtc16.vn
- Kinh nghiệm hay để chọn cá lóc giống tốt
- Lưu ý khi nuôi cá lóc mùng trên sông
- Kỹ thuật nuôi cá lóc
- Phòng và trị một số bệnh thường gặp trong nuôi cá lóc bông
- Kỹ thuật nuôi cá lóc trong vèo đặt trong ao
- Những vấn đề cần lưu ý khi nuôi cá lóc mùng trên sông
- Kỹ thuật nuôi cá lóc tổng hợp
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá lóc - Đông Nam
- Một số giải pháp phòng bệnh cá lóc khi thời tiết giao mùa
- Phòng và trị một số bệnh thường gặp ở cá lóc