Kỹ thuật nuôi Cá mú chấm đỏ

Sản xuất giống cá mú

Đặc điểm sinh học cá mú

Cá biển điển hình 

Phân bố ở các hệ sinh thái rạn san hô, bãi đá ngầm, vùng cửa sông có thảm rong cỏ thủy sinh và rừng ngập mặn. 

Kích thước khá lớn, có thể đạt 150 cm.

Thay đổi màu sắc nhanh theo môi trường.

Vùng phân bố rộng: chủ yếu là nhiệt đới và cận nhiệt đới; từ Ấn độ dương sang TBD; có nhiều ở TQ, Nhật bản, Đài loan, Thái lan, Việt nam, v.v. 

Ở VN: vịnh Bắc bộ, ven biển Miền Trung, phía biển Tây (Hà Tiên, Kiên Giang, Vịnh Thái Lan).

Các yếu tố thủy lý hóa

  • Nhiệt độ

Thích hợp: 20-35 oC

Tối ưu: 25-32 oC 

Nếu <18℃ bắt đầu ít ăn.

Nếu <15℃ gần như ngưng hoạt động.

  • Độ trong: Đa số chịu độ trong cao Độ sâu thích hợp là 10-30 m, thường không quá 100 m.
  • Độ mặn: Chịu được 14-40‰ Thích hợp 20-30‰.
  • DO: Thích hợp 4-8mg/L.
  • pH: Chịu được từ 6.5-8.5 Tối ưu từ 7-7.5.

Tập tính ăn

Ăn thịt.

Thường bắt mồi ở đáy.

Thích mồi di động, rình mồi.

Có thể ăn lẫn nhau.

Bắt mồi cả ngày, mạnh nhất là sáng sớm và chiều tối.

Sinh trưởng 

Tùy giống loài mà tốc độ sinh trưởng khác nhau.

Tăng trưởng nhanh: cá mú mỡ (E. tauvina), mú hoa nâu, mú mè (E. malabaricus).

Tăng nhanh 3 năm đầu (đạt 50-70 cm/4-7 kg). 

Trong tự nhiên, lớn nhất là 150 cm và >100kg.  

Tăng trưởng chậm: Cá mú vạch (E. fasciatus), cá mú 6 vạch (E. sexfasciatus). 

Tăng nhanh trong 1-2 năm đầu.

Trong tự nhiên, tối đa là 35-40 cm.

Sinh học sinh sản

Chuyển tính sinh dục: đa số cá mú thành thục lần đầu là cá cái, sau 4-5 năm tuổi thì chuyển thành đực. 

Phân biệt đực-cái: rất khó phân biệt đực cái nếu chỉ dựa vào hình thái bên ngoài (trừ lúc cá đã thành thục sinh dục).

Tính đa dạng

Thế giới có khoảng 159 loài và ở vùng Indo- Pacific có khoảng 110 loài cá mú (cited by Leong, 1998).

Phân loại:

  • Họ (family) Serranidae.
  • Họ phụ (Subfamily) Epinephelinae, gồm 15 giống trong đó có Epinephelus, Cephalopholis, Plectropomus, Cromileptes, ….là những giống có giá trị kinh tế cao ở VN. 

Sản xuất giống cá mú

Nhiều loài có khả năng thụ tinh tự nhiên trong lồng ở biển hay trong bể đẻ (E. malabaricus, E. coioides, E. fuscoguttatus, v.v.) (Leong, 1998).

Kích thích bằng cách thay 80% nước biển. 

Mưa không tác động lên quá trình sinh sản (Leong, 1998).

Có thể tiêm hormon kích thích sinh sản (E. coioides).  

Cá cái: tiêm 2 liều.

Liều 1: 500 U.I./kg.  

Liều 2: 500 U.I. + 20 mg não/kg sau liều1 54-60h.

Cá đực: một liều tương tự cá cái. 

Cá đẻ sau 10-12 h ở 27℃.

Ấp trứng 

Mật độ 400/L.

Độ mặn 32-42‰.

Sục khí nhẹ.

Không thay nước.

Ương ấu trùng

Ấu trùng có cỡ miệng rất nhỏ và mở miệng trong 2-3 ngày sau khi nở. 

Thức ăn tự nhiên đòi hỏi kích thước rất nhỏ. 

Tảo Chlorella sp., rotifer và artemia thường được sử dụng trong giai đoạn ương.

Những yếu tố gây tỉ lệ sống thấp: cỡ thức ăn, thức ăn thiếu dinh dưỡng (HUFA) và kỹ thuật chăm sóc.

Lọc rotifer cỡ nhỏ; tảo chlorella; ấu trùng nauplii của copepoda. 

Làm giàu rotifer với ω3 HUFA. 

Tránh thao tác mạnh 2 ngày đầu.

Tránh ánh sáng mạnh

Tỉ lệ sống

Cá E. coioides đạt 20-40% ở ngày 45 hay 2cm. 

Ở cá Cromileptes altivelis đã đạt 30-50%.

Tài liệu tham khảo

Kỹ thuật nuôi Cá mú chấm đỏ

Đặc điểm sinh học Cá mú chấm đỏ - Epinephelus akaara
  1. Nuôi cá mú công nghiệp