Kỹ thuật nuôi Tôm hùm

Kỹ thuật nuôi tôm hùm ở biển

Dương Nhựt Long

Nghề nuôi tôm hùm trong lồng phát triển mạnh ở nhiều tỉnh ven biển Trung Bộ. Ngư dân vùng này đã có nhiều kinh nghiệm quý. Lồng nuôi tôm được làm khung bằng sắt (phi 16), kích thước lồng 3x3x1,4 m, chung quanh bao bằng lưới sợi ni-lông (mắt lưới cỡ 2-2,5 cm).

Khung sắt được sơn dầu và quấn nhựa chung quanh, tăng độ bền và tránh sực bám của hầu. Nơi đặt lồng nuôi là vùng nước sạch và lưu thông, đáy cát hoặc có rặng san hô. Ðộ sâu khi nước chiều cạn ít nhất là 3m, ít tàu, thuyền qua lại.

Tôm giống thả nuôi, cỡ 1,5-2,5 g/con với mật độ 20-25 con/m2/lồng sau 2 tháng nuôi chuyển sang mật độ 10-15 con/m2/lồng, sau 1,5 tháng, lại san tiếp sang lồng, giữ mật độ 5-6 con/m2/lồng và nuôi đến khi tôm lớn.

Mỗi lần chuyển sang lồng, dùng vợt nhẹ nhàng. Hàng ngày cho tôm ăn hai lần. Thức ăn là tôm nhỏ, cá, cua vụn... tươi sạch, không bị thối. Cho tôm ăn vào buổi sáng hoặc chiều tối. Lượng thức ăn 5-10% trọng lượng tôm thả nuôi. Chú ý kiểm tra nước hàng ngày, phòng nước bị nhiễm bẩn và dịch hại của tôm, kiểm tra sự an toàn của lồng. Trong quá trình nuôi, chú ý giữ yên tĩnh, không đặt lồng nơi cửa sông, có nước thải bẩn.  

Tài liệu tham khảo

Kỹ thuật nuôi Tôm hùm

Đặc điểm sinh học Tôm hùm - Panulirus ornatus
  1. Kỹ thuật nuôi tôm hùm lồng
  2. Chuyên gia hướng dẫn trị bệnh sữa trên tôm hùm
  3. Kỹ thuật trong ương tôm hùm giống
  4. Kỹ thuật điều trị bệnh sữa và bệnh đỏ thân trên tôm hùm
  5. Mô hình nuôi tôm hùm bằng chế phẩm sinh học
  6. Nuôi tôm hùm bông trong bể
  7. Quy trình nuôi tôm hùm bông trong bể
  8. Kỹ thuật nuôi tôm hùm
  9. Hướng dẫn tiêm kháng sinh Oxytetracyline trị bệnh sữa trên tôm hùm
  10. Phòng trừ một số bệnh thường gặp ở tôm hùm