Ấn Độ: Giá tôm giảm do thị trường kém sôi động
Xuất khẩu tôm từ Ấn Độ đang tác động tiêu cực đến giá giáp xác do nhu cầu giảm, khủng hoảng, đồng yên Nhật suy yếu và lượng hàng tồn kho cao ở các thị trường chính.
Các nguồn tin cho thấy những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của các công ty xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ trong năm tài chính này, đặc biệt là xuất khẩu tôm đông lạnh chiếm, tới 70% tổng giá trị xuất khẩu giáp xác của nước này.
“Trên thế giới, các khách hàng đang tìm đến tôm cỡ nhỏ với giá rẻ hơn. Đây dường như là xu hướng mới ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bẩn. Trong khi châu Âu vẫn chưa hoàn toàn phục hồi khỏi khủng hoảng, ý thức về sức khỏe tăng lên buộc người tiêu dùng Mỹ mua tôm cỡ nhỏ hơn”, Kamlesh Gupta, chủ tịch của WestCoast Fine Foods cho biết.
Theo Globefish, nhu cầu ở Mỹ rất im ắng kể từ tháng 1/2015 do lượng hàng tồn kho nhập khảu trong năm 2014 vẫn ở mức cao.
Trong khi đó, các chuyên gia thị trường dự báo sản lượng tôm nuôi toàn cầu tăng từ 3,4 triệu tấn lên 3,6 triệu tấn trong năm 2014, trong đó các sản xuất châu Á chiếm khoảng 3 triệu tấn. Những nguồn tin này cũng cho biết nhu cầu từ các thị trường EU và châu Âu thấp.
Một vấn đề khác đang ảnh hưởng đến sức mua từ thị trường châu Á là Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã từ chối nhập khẩu một số lô hàng tôm từ Ấn Độ, Malaixia và Việt Nam khi phát hiện thấy tôm có chứa chất kháng sinh bị cấm. Trong đó, có 2 công ty của Ấn Độ là Sharat Industries và Sandhya Aqua Exports từ Andhra Pradesh.
Mặt khác, Abraham J Tharakan, chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu thủy sản Ấn ĐỘ (SEAI) cho biết việc kiểm tra tôm được thực hiện ở nhiều cấp độ trước khi xuất khẩu.
Chủ trương của Cơ quan Phát triển Xuất khẩu Thủy sản (MPEDA) được cho là khá nghiêm ngặt, lô hàng bị cấm sẽ được đưa trở lại Ấn Độ. Theo đó, khoảng 40 côntenơ từ các công ty xuất khẩu của Ấn Độ khác nhau thường xuyên bị từ chối bởi FDA.