Ảnh hưởng của độ mặn đến quá trình phát triển phôi cá ngựa vằn
Nghiên cứu mới đây của nhà khoa học tại trường đại học ở Bangladesh đã nghiên cứu ảnh hưởng của stress độ mặn cấp tính đến giai đoạn phát triển phôi của cá ngựa vằn với mong muốn tìm ra độ mặn thích hợp ứng dụng vào quá trình sinh sản cá ngựa vằn.
Cá Ngựa vằn - Danio rerio là loài cá nước ngọt, có giá trị kinh tế cao, dễ nuôi và là một trong những loại cá cảnh đẹp được nhiều dân chơi cá cảnh yêu thích và nuôi nhiều trong các bể cá cảnh. Đây là loài cá nhiệt đới, thuộc họ cá Chép (Cyprinidae), sống ở đáy, chiều dài cá trưởng thành từ 3 – 5cm. Cá ngựa vằn có vòng đời ngắn và sự phát triển trong giai đoạn phôi rất hữu ích cho việc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Đồng thời, chúng có khoảng 26.000 gen gần giống gen của con người với tỷ lệ lên tới 70% nên được sử dụng nghiên cứu chữa trị trên người.
Cá ngựa vằn phân bố ở miền Trung Việt Nam, chủ yếu ở những vùng có rạn san hô ở Khánh Hòa và Phú Yên. Đây là loài cá đẻ quanh năm, nhưng hiện nay nghề cá đáy ven bờ đang là mối đe dọa cho loài cá này (Morgan và Vincent, 2007).
Cá ngựa vằn cũng như các loài động vật thủy sản khác cá đẻ trứng và phôi sẽ phát triển trong môi trường nước, quá trình phát triển phôi trải qua nhiều thời kỳ khác nhau. Mỗi thời kỳ có thời điểm xuất hiện và thời gian cần để hoàn thành khác nhau theo loài. Chất lượng phôi và ấu trùng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ mặn đến sự phát triển của các giai đoạn trong chu kỳ sống của cá cũng rất lớn và giai đoạn phôi thể hiện sự nhạy cảm nhất.
Do đó, nghiên cứu được tiến hành để đánh giá ảnh hưởng của stress độ mặn đến giai đoạn phôi của cá ngựa vằn ( Danio rerio). Các mục tiêu được đánh giá bằng cách thay đổi độ mặn kết hợp các giai đoạn phát triển của phôi cá ngựa vằn.
Phương pháp thí nghiệm
- Thí nghiệm 1: Giai đoạn phôi 2 đến 4 tế bào được ủ trong khay với độ mặn 0, 1, 2, 3, 4, 6, 8 và 10 ppt và ủ cho đến khi nở.
- Thí nghiệm 2: Phôi từ 2 đến 4 tế bào được tiếp xúc với độ mặn 0, 6, 8, 10 và 12 ppt trong 60 và 120 phút và sau đó được chuyển sang nước ngọt (0 ppt) và giữ cho đến khi nở.
- Thí nghiệm 3: Giai đoạn mầm phôi được ủ với độ mặn 0, 6, 8, 10 và 12 ppt trong 60 và 120 phút và chuyển sang nước ngọt và giữ cho đến khi nở.
- Thí nghiệm 4: Giai đoạn phôi vị được ủ với độ mặn 0, 6, 8, 10 và 12 ppt trong 60 và 120 phút và sau đó chuyển sang nước ngọt và giữ cho đến khi nở.
Kết quả
Thí nghiệm 1: Kết quả đã chứng minh rằng phôi cá ngựa vằn (giai đoạn 2 đến 4 tế bào) có thể sống sót để nở ở độ mặn 2 ppt (tỷ lệ nở 54,5%) nhưng ở mức độ mặn 4 ppt (tỷ lệ nở giảm còn 23,5%).
Thí nghiệm 2: phôi giai đoạn 2 đến 4 tế bào tiếp xúc cấp tính trong vòng 60 phút chỉ có thể nở tối đa 14,5% ở độ mặn 8 ppt.
Thí nghiệm 3: Trong khi giai đoạn mầm phôi tiếp xúc với độ mặn 8 và 10 ppt trong 60 phút, tỉ lệ nở thành công lần lượt là 59% và 36%.
Thí nghiệm 4: Mặc dù giai đoạn phôi vị có thể nở ở độ mặn 12 ppt nhưng khi giữ trong 60 phút, tỉ lệ nở đã giảm rõ rệt chỉ đạt (20,5%).
Qua nghiên cứu thấy được khả năng chịu mặn tăng lên theo từng giai đoạn phát triển của cá ngựa vằn, giai đoạn phôi vị có khả năng chịu thay đổi độ mặn cao hơn giai đoạn mầm phôi và giai đoạn mầm phôi sẻ chịu được ngưỡng độ mặn cao hơn so với giai đoạn phân chia tế bào. Đồng thời, khi tiếp xúc với stress độ mặn trong thời gian dài sẻ ảnh hưởng đến quá trình phân chia của tế bào, giảm tỉ lệ nở và đặc biệt ảnh hưởng đến giai đoạn phát triển của cá về sau. Do đó, nên duy trì độ mặn tối ưu cho phôi cá ngựa vằn là từ 0 ppt đến 2 ppt gia tăng tỉ lệ nở của tế bào trứng, đây có thể là một đặc điểm sinh học của cá ngựa vằn có thể được ứng dụng để phát triển kỹ thuật ương cá trong tương lai.
Theo TaniaFarhana và cộng sự.