TIN THỦY SẢN

Bèo tai chuột và biện pháp xử lý trong ao nuôi cá

Hình ảnh về bèo tai chuột- thực vật ngoại lai nguy hiểm Nimda

Bèo tai chuột là thực vật ngoại lai có tốc độ phát triển rất nhanh, nếu có trong ao sẽ ảnh hưởng lớn đến nuôi cá, bài viết cung cấp thông tin về bèo tai chuột và biện pháp xử lý bèo tai chuột khi có trong ao nuôi cá.

 Bèo tai chuột

Bèo tai chuột (Salvinia molesta D.S. Mitchell, họ Salviniaceae, thuộc ngành khuyết thực vật; tên tiếng Anh là giant water fern, hay giant salvinia), là một trong những loài thực vật ngoại lai xâm hại được xem là nguy hiểm nhất trên toàn thế giới.

Đây là loài thực vật nước ngọt, nổi trên mặt nước, thường mọc ở môi trường nước tĩnh hoặc chảy chậm trong các ruộng lúa, ao, hồ, đầm lầy, kênh mương và sông rạch nhỏ. chúng lan tràn từ nơi này sang nơi khác chủ yếu qua dòng nước, ngoài ra còn do bám vào các phương tiện vận tải thủy. Bèo tai chuột lớn cũng hay được sử dụng trong các hồ thủy cảnh và việc buôn bán sinh vật cảnh là một trong những con đường lan truyền quan trọng.

Bèo tai chuột lớn có tốc độ mọc rất nhanh, hình thành nên những thảm dày, có khi đến 60cm, che phủ hoàn toàn mặt nước. Lớp thảm đó có tác dụng ngăn cản ánh sáng và làm giảm sự xâm nhập của oxy vào môi trường nước. Bèo tai chuột lớn có khả năng tạo ra một lượng sinh khối tươi rất lớn, đến 400 tấn/ha. Sự phân hủy lượng sinh khối này làm hàm lượng oxy hòa tan trong nước tiếp tục suy giảm, tạo nên một môi trường bất lợi cho phần lớn các thủy sinh vật.

Bèo tai chuột lây lan vào ao nuôi thông qua môi trường nước cấp.

Nguyên nhân bèo phát triển mạnh trong ao:

- Bón nhiều phân

- Cho ăn dư thừa thức ăn

- Chất dinh dưỡng trong ao nhiều

- Chăm sóc quản lý không tốt

Biện pháp hạn chế phát triển của bèo:

Vào mùa động thả bèo chống rét cho cá nên để 1/3 diện tích ao nuôi cá và nên rào bèo lại trong khung tre để bèo chỉ phát triển trong đó thôi không lây lan ra toàn bộ ao.

Riêng với Bèo tai chuột là bèo ngoại lai phát triển tốc độ nhanh, độ dày lên tới 60cm, ngăn cản hập thụ oxy, hấp thụ dinh dưỡng trong ao nuôi ảnh hưởng đến tăng trưởng cá. Do đó cần phòng ngừa từ ban đầu từ khâu lấy nước, cần có túi lọc loại bỏ bèo ra khỏi ao.

Khi bèo phát triển mật độ quá dày cần kéo lưới, kéo bèo lên bờ phơi khô để tiêu hủy, không nên đổ trực tiếp ra sông, nó sẽ lây lan ảnh hưởng hệ sinh thái tự nhiên.

Hằng ngày thu gom bèo bằng phương pháp thủ công. Khuyến cáo không nên dùng hóa chất để diệt bèo trong ao cá vì sẽ làm ô nhiễm chất lượng nước khi bèo chết.

Nimda