Bình Định: Tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý nuôi trồng thuỷ sản năm 2022
Ngày 10 tháng 12 năm 2021, UBND tỉnh Bình Định ban hành Chỉ thị số 20/CT-UBND về việc tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý nuôi trồng thủy sản năm 2022.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan, các tổ chức và cá nhân làm nghề liên quan đến NTTS thực hiện một số nhiệm vụ trong năm 2022.
Trong đó, Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định sẽ thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Ban hành Lịch thời vụ nuôi tôm nước lợ năm 2022; chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nuôi các đối tượng thủy sản ngọt, lợ, mặn an toàn sinh học.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý chất lượng giống thủy sản, nuôi thương phẩm, thức ăn và sản phẩm xử
Chỉ đạo Chi cục Thủy sản:
+ Tiếp tục thực hiện việc cấp, cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản; Cấp, cấp lại Giấy xác nhận nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực cho tổ chức, cá nhân; Cấp, cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
+ Triển khai thực hiện công tác thẩm định và chứng nhận điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Thông tư số
38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Quyết định số 45/2019/QĐUBND ngày 23/8/2019 của UBND tỉnh Bình Định.
+ Quản lý giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản và quản lý điều kiện nuôi thương phẩm theo đúng quy định của nhà nước.
+ Kiểm tra, xử lý các vi phạm trong nuôi trồng thủy sản.
+ Theo dõi, hỗ trợ, kiểm tra, giám sát, thẩm định kỹ thuật các dự án của cá nhân, tổ chức đầu tư vào khu sản xuất NTTS ứng dụng công nghệ cao theo Quyết định số 2355/QĐ-UBND ngày 02/7/2015 của UBND tỉnh Bình Định và Quyết định số 419/QĐ-UBND ngày 12/02/2020 của UBND tỉnh Bình Định về việc điều chỉnh, bổ sung Quyết định 2355/QĐ-UBND ngày 02/7/2015 của UBND tỉnh Bình Định.
+ Tham mưu về quản lý NTTS theo Quy hoạch.
- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y:
+ Triển khai các quy định về phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản nuôi theo Thông tư số 04/2016/TTBNNPTNT ngày 07/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
+ Quản lý thuốc thú y theo Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Thông tư số 18/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản theo Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
+ Tổ chức giám sát dịch bệnh, đặc biệt đẩy mạnh công tác giám sát chủ động nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng bệnh và hạn chế tối đa dịch bệnh xảy ra. Tăng cường công tác kiểm dịch giống thủy sản, kiểm soát vận chuyển giống, xét nghiệm phát hiện mầm bệnh trên toàn bộ lô giống xuất trại nhằm đảm bảo con giống chất lượng trước khi thả nuôi.
+ Giám sát và báo cáo Cục Thú y, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình dịch bệnh tôm bố mẹ nhập khẩu sau thời gian cách ly kiểm dịch nhập khẩu.
+ Thanh tra chuyên ngành công tác quản lý dịch bệnh và kinh doanh thuốc thú y thủy sản theo quy định.
- Chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông:
+ Bám sát chủ trương và định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp lựa chọn, tuyên truyền và trình diễn các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ phù hợp với điều kiện sinh thái, kinh tế-xã hội của từng địa phương, có khả năng nhân rộng trong thực tiễn.
+ Đào tạo, bổ sung, cập nhật kiến thức cho cán bộ khuyến nông và người dân trực tiếp sản xuất NTTS. Tiếp tục rà soát, sửa đổi và xây dựng mới các bộ tài liệu chuẩn phục vụ đào tạo, tập huấn khuyến nông trong lĩnh vực NTTS.
+ Triển khai mô hình trình diễn, mô hình nhân rộng các đối tượng thủy sản nước ngọt-lợ-mặn, nhân rộng Quy trình kỹ thuật nuôi tôm Thẻ chân trắng (Lipopenaeus vannamei) thương phẩm TC-BTC ứng dụng công nghệ Semi-BioFloc theo hướng phát triển bền vững.
Thực hiện theo Chỉ thị này, ngày 21 tháng 12 năm 2021 Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Lịch thời vụ nuôi tôm nước lợ năm 2022 trên tổng diện tích nuôi hơn 2.045 ha. Theo đó, hướng dẫn cụ thể về cách nuôi 2 - 3 vụ, kết hợp chính và phụ trong năm tùy theo đó là vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao (37,9 ha), nuôi tôm trên cát (149 ha); vùng cao triều đầm phá, cửa sông có cơ sở hạ tầng tương đối tốt (396,2 ha); vùng nuôi có cơ sở hạ tầng chất lượng thấp, không đảm bảo nuôi theo hình thức thâm canh - bán thâm canh (hơn 1.462 ha)./.