Bổ sung dinh dưỡng cho một số sinh vật phù du
Ngành nuôi trồng thủy sản đang dần phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần quan trọng vào giá trị nền kinh tế của đất nước. Trong đó, mô hình nuôi tôm thẻ, tôm sú có thể được xem là hình thức phổ biến nhất ở nhiều quốc gia ven biển.
Khi đó, sự phong phú của các cộng đồng sinh vật phù du trong môi trường sẽ là nguồn thức ăn quan trọng cho tôm, đặc biệt là tôm nhỏ và tôm nuôi thương phẩm.
Về Copepoda
Biển là nơi chứa nhiều loài động vật thủy sinh, khoảng 2/3 số loài Copepoda sống phiêu sinh ở biển, nhiều loài nước ngọt (khoảng 2.814 loài) và một số loài sống trong rêu mốc, màng mỏng giữa nước và đất và xác bã thực vật phân hủy. Cũng có nhiều loài ký sinh trên những động vật nước ngọt và biển, nhất là cá. Đa số khẩu phần ăn của nhiều loài động vật biển là Copepoda.
Copepoda (Pseudodiaptomus annandalei) hay còn gọi là Giáp xác chân chèo là một nhóm phân lớp động vật giáp xác nhỏ được tìm thấy ở hầu hết các môi trường sống nước ngọt và nước mặn. Copepoda khá nhỏ bé, một số loài trưởng thành có độ dài từ 1 – 2 mm, có loài ngắn hơn chỉ vào khoản 0,2 mm. Đặc điểm nhận dạng của loài này là lớp vỏ giáp xác, cùng với bộ râu của nó.
Copepoda ăn động vật phù du, tảo, mùn bả hữu cơ. Loài này chứa nhiều axit-béo và protein nên trong môi trường tự nhiên. Copepoda là nguồn thức ăn đầy dinh dưỡng cho các loài tôm cá lớn hơn nó. Và hiện nay, Copepoda còn được nuôi để dùng làm thức ăn cho ấu trùng tôm cá thay thế cho Artemia, là những động vật giáp xác cực nhỏ là một thành phần thức ăn chủ yếu ăn cho ấu trùng tôm, thức ăn chính của thủy sinh vật.
Copepoda là loài rộng muối, nên có thể chọn nuôi được cá nước ngọt, mặn, lợ. Địa điểm nuôi phải có nguồn nước tốt, không bị ô nhiễm thuốc trừ sâu và các chất độc hại từ sản xuất nông nghiệp khác có đường giao thông thuận lợi, có điện sản xuất đầy đủ.
Dinh dưỡng cho Copepoda là các loài tảo như Chaetoceros calcitrans, Chaetoceros calcitrans đã được chứng minh là thức ăn tốt nhất cho C. Oithona sp. Hay cũng có thể kết hợp tảo và men bánh mì với tỷ lệ 75% tảo: 25% men thì số lượng cá thể Copepoda có thể đạt 8.000 ± 681 cá thể/L. Ngoài tảo và men bánh mì có thể tận dụng các hợp chất hữu cơ dư thừa trong quá trình nuôi tôm (thức ăn thừa, phân tôm, vỏ tôm, xác tôm chết…) được xay nhuyễn ủ lên men, đánh trực tiếp xuống ao, dùng quạt nước vừa phải để các chất dinh dưỡng hòa tan đều trong nước và cung cấp ôxy cho Copepoda phát triển. Mỗi ngày cung cấp 8 – 10 lít dinh dưỡng lên men/1.000 m2 ao. Sau 10 – 15 ngày kiểm tra sinh khối Copepoda bằng hình thức so màu, nếu sinh khối Copepoda đạt thì tiến hành thu cho tôm ăn.
Về Artemia
Artemia thực chất là một loại ấu trùng mới nở, chúng được dùng làm thức ăn tươi sống trong ương nuôi ấu trùng tôm cá (chúng được nuôi nở từ trứng bào xác Artemia). Artemia có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng đạm lớn và nhiều các axitamin, axit béo, chất khoáng cần thiết cho giai đoạn sinh trưởng của tôm cá.
Artemia được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới, chúng có thể tồn tại từ vùng khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới cho đến ôn đới. Trong môi trường tự nhiên, Artemia có thể tồn tại ở độ mặn từ > 70‰, chính nhờ khả năng sinh lý thích nghi với độ mặn cao mà Artemia đã bảo vệ các quần thể Artemia trong tự nhiên. Tuy nhiên, chúng cũng có thể chết ở độ mặn bão hòa của muối là 250‰.
Artemia trưởng thành có kích thước khoảng 10 – 12 mm có cơ thể kéo dài với hai mắt kép, có râu cảm giác, 11 đôi chân ngực và ống tiêu hóa thẳng. Con đực ở phần sau vùng ngực sẽ có đôi gai giao cấu, con cái dễ nhận dạng nhờ vào túi ấp hoặc tử cung nằm ở phía sau đôi chân ngực thứ 11.
Dinh dưỡng bổ sung cho Artemia là mùn bã hữu cơ, các vi tảo cực nhỏ hay các vi khuẩn có trong nước. Trong điều kiện nuôi luân canh Artemia trên ruộng muối, người dân tạo thức ăn nuôi artemia bằng cách bón phân hoặc cho ăn trực tiếp các loại thức ăn mịn như bột đậu nành hay cám gạo.
Artemia có giá trịnh dinh dưỡng cao, là thức ăn giàu đạm tốt cho giai đoạn sinh sản và tạo sắc tố trên tôm cá. Chính vì thế mà chúng được ưa chuộng trong các trại sản xuất tôm.