Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng
Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.
Ngoài ra, thức ăn cũng có tác động không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển của tôm. Nếu không tuân thủ quy tắc và cho tôm ăn quá nhiều sẽ khiến ao nuôi tích tụ nhiều chất hữu cơ, dễ bùng phát dịch bệnh,... ngược lại nếu cho ăn quá ít sẽ khiến tôm chậm phát triển và thiếu sức đề kháng. Vậy nên đâu là thức ăn phù hợp cho tôm thẻ chân trắng và cho ăn như thế nào mới đúng?
Thức ăn tự nhiên (thức ăn hữu cơ)
Thức ăn tự nhiên là loại thức ăn có nguồn gốc tự nhiên, có sẵn trong ao nuôi, không qua chế biến trước. Thức ăn tự nhiên này có thể là các phiêu sinh vật (thực vật và động vật phù du), mùn bã hữu cơ, các thực vật,…đã được chuẩn bị trước đó trong quá trình cải tạo ao nuôi.
Các loại hình nuôi tôm truyền thống thường dựa vào loại thức ăn tự nhiên này. Trong khi đó, ở các trang trại bán thâm canh, thâm canh và siêu thâm canh, thức ăn tự nhiên thường được sử dụng như một dạng thức ăn bổ sung.
Thức ăn nhân tạo
Ngược lại với thức ăn tự nhiên, thức ăn nhân tạo là loại thức ăn trải qua quá trình chọn lọc,chế biến bởi máy móc/bàn tay con người từ nguồn nguyên liệu ban đầu để tạo thành dạng viên, vụn hoặc bột. Thông thường, thức ăn được xem là tốt cho tôm thẻ chân trắng có bổ sung thêm chất dinh dưỡng để thúc đẩy sự tăng trưởng của tôm trong quá trình nuôi.
Dựa trên hình dạng, thức ăn nhân tạo được chia thành ba loại, cụ thể là dạng viên, dạng hạt (vụn) và dạng bột.
- Dạng viên : Thức ăn viên là thức ăn nhân tạo cho tôm thẻ chân trắng dưới dạng ống, có hình trụ, bề mặt mịn, có độ cứng khác nhau. Trong viên thức ăn thường có các chất dinh dưỡng đặc biệt giúp tôm tăng trưởng nhanh như protein, carbohydrate, chất béo, chất xơ và các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Thức ăn dạng viên thường được dùng để nuôi tôm ở giai đoạn tôm giống (trưởng thành) cho đến khi thu hoạch.
- Dạng hạt nhỏ (vụn): Thức ăn dạng hạt có thể được làm từ các loại viên nghiền hoặc dạng bột kết tụ và thường được sử dụng tôm thẻ chân trắng từ 16 - 45 ngày tuổi.
- Dạng bột: Loại thức ăn cuối cùng cho tôm thẻ chân trắng là dạng bột. Loại thức ăn này có kết cấu dạng hạt mịn, thích hợp cho tôm dưới 16 ngày tuổi, bởi ở độ tuổi này tôm chỉ có thể bắt được thức ăn có kết cấu nhỏ.
Tiêu chuẩn về chất lượng thức ăn cho tôm
Trước khi cho tôm ăn, người nuôi phải xác định chất lượng thức ăn vẫn được đảm bảo. Bởi nếu tôm ăn phải thức ăn bị hỏng và không phù hợp có thể gây tác động tiêu cực đến sức khỏe, chất lượng tôm, ảnh hưởng năng suất vụ nuôi.
Để thức ăn có chất lượng giúp tôm tiêu hóa tốt và đạt hiệu quả cao, cần chọn thức ăn đồng đều về kích thước, hình dạng và màu sắc, ít bụi, không bị vón cục, bề ngoài mịn, có mùi thơm hấp dẫn, không chứa tạp chất, nấm mốc, bao bì được đóng gói chắc chắn còn nguyên vẹn… Tôm ăn thức ăn chậm nên đòi hỏi thức ăn phải bền trong nước hơn (khoảng từ 2 – 3 giờ) so với loài ăn thức ăn nổi.
Cho ăn phù hợp theo từng giai đoạn tôm phát triển
Giai đoạn thả giống
Trong giai đoạn đầu, tôm con cần thức ăn dạng bột mịn để dễ hấp thụ. Loại thức ăn này thường chứa các chất dinh dưỡng cần thiết như protein, lipid, carbohydrate, vitamin và khoáng chất. Bởi đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng vì tôm con rất nhạy cảm và dễ bị stress.
Giai đoạn tôm đang phát triển
Khi tôm bắt đầu phát triển và lớn hơn, nhu cầu dinh dưỡng cũng thay đổi chúng tôm cần nhiều protein để phát triển cơ bắp và tăng trọng lượng, thức ăn dạng bột mịn không còn phù hợp nữa.
Thay vào đó, người nuôi nên chuyển sang thức ăn viên nhỏ. Loại thức ăn này giúp tôm dễ ăn hơn và giảm thiểu lãng phí thức ăn trong ao.
Giai đoạn tôm trưởng thành
Khi tôm đã đạt kích thước trưởng thành, lúc này, thức ăn cần phải đảm bảo cung cấp đủ năng lượng để duy trì sức khỏe và chuẩn bị cho quá trình sinh sản.
Tôm trưởng thành cần thức ăn viên lớn hơn để phù hợp với kích thước miệng của chúng. Loại thức ăn này giúp tôm ăn nhanh hơn và giảm thiểu lãng phí.