TIN THỦY SẢN

Cách thức tôm hấp thụ Canxi và Magie

Tôm thẻ chân trắng cần được cung cấp Ca và Mg để lột vỏ nhanh cứng. Ảnh: Facebook Mây

Khi nuôi tôm trong điều kiện nước biển sẽ tôm phát triển rất tốt, nếu nuôi trong điều kiện nước lợ độ mặn thấp người nuôi phải bổ sung Ca, Mg trong môi trường nước làm sao đạt được tỷ lệ tối ưu tỷ lệ Canxi và Magie phù hợp nhất cho tôm phát triển.

Canxi và Magie là hai nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho tôm

Canxi

Cần thiết cho quá trình nhân lên của tế bào, tham gia vào quá trình đông máu, các chức năng của cơ, sự truyền dẫn thần kinh, điều hòa áp suất thẩm thấu. Góp mặt trong quá trình hình thành lớp vỏ kitin, làm hệ đệm trong môi trường nước, làm chậm tăng pH khi hàm lượng Ca trong ao nuôi đầy đủ thì Ca làm hệ đệ trong môi trường nước rất tốt.

Khi pH tăng nó có tác dụng trong việc giảm pH khi xảy ra trường hợp quang hợp cao (tảo phát triển quá mức) nó sẽ điều chỉnh pH giảm ở mức ổn định và khi pH giảm quá nó sẽ làm cho pH tăng ổn định trở lại. 

Trong ao nuôi, nếu thiếu Ca, tôm sẽ gặp phải các tình trạng như cong thân đục cơ, mềm vỏ, tôm không lột vỏ được, sức đề kháng kém tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập.

Magie

Có vai trò điều hòa trao đổi chất qua màng tế bào, đảm bảo hoạt động bình thường của tim, não và các mô cơ; là chất xúc tác trong một số phản ứng quan trọng trong hệ thống enzyme; làm lắng tụ các hạt sét lơ lửng, làm giảm độ đục. 

Tôm dễ hấp thu Mg từ môi trường nước. Thiếu Mg tôm sẽ giảm ăn, tỷ lệ chết cao. Vì vậy, khi hàm lượng Mg trong ao nuôi đầy đủ giúp nâng cao tỷ lệ sống và năng suất.

Ca và Mg là những dưỡng chất thiết yếu cần thiết cho ao nuôi và động vật thủy sản. Cá cần Ca để phát triển xương. Tuy nhiên, lượng Ca chỉ đạt 2 mg/l có trong thực vật phù du - thực vật phong phú nhất trong ao nuôi và Mg thì hầu như có rất ít.

Bổ sung đúng giai đoạn cần thiết để hỗ trợ tôm phát triển nhanh

Ca và Mg còn có khả năng trung hòa điện tích âm trên các hạt đất sét, từ đó tạo nên khối floc giúp kết tủa và lắng đọng các hạt đất sét lơ lửng trong ao và làm giảm độ đục của nước. Canxi Sulfat thường được sử dụng để làm giảm độ đục của ao với lượng 1.000 - 2.000 kg/ha. Đồng thời, sự hiện diện của Ca2+ cũng làm giảm hiệu ứng độc hại của một số ion kim loại có trên mang thủy sản nhờ khả năng hấp thụ chúng.

Lúc nào cần nên đánh Canxi và Magie 

Đối với Canxi (Ca)

Mọi người thường hay cho rằng vỏ tôm lột liên tục, đó là canxi, nên tôm rất thiếu canxi. Nhưng trên thực tế, tất cả các công ty thức ăn đều pha bột đá CaCO3 vào thức ăn tôm với tỉ lệ 2 – 3% để làm thức ăn cứng, lâu tan trong nước. Bên cạnh đó, trong thức ăn còn có hàm lượng khá cao canxi hoà tan CaHPO4. Do đó tôm không hề thiếu canxi, vấn đề là tôm hấp thụ canxi như thế nào.

- Cách tính trị số của Ca trong ao tôm

Độ mặn của nước biển là 34 phần ngàn và trị số của Ca là 400.

- Cách tính trị số Ca theo từng độ mặn trong ao tôm

Trị số Ca với độ mặn 1 phần ngàn là:

400 : 34 = 11.764

Tuỳ theo độ mặn trong ao, ta lấy 11.764 nhân cho độ mặn từ 2_33 phần ngàn.

Đối với Magie (Mg)

Trong nước biển magie nhiều gấp bốn lần canxi, đây là thứ khoáng mà tôm rất thiếu trong trường hợp độ mặn dưới 5‰.

- Cách tính trị số Magie trong ao tôm

Độ mặn của nước biển là 34 phần ngàn và trị số của Magie là 1350.

- Cách tính trị số Magie theo từng độ mặn trong ao tôm

Trị số Magie với độ mặn 1 phần ngàn là: 1350 : 34 = 39.705

Tuỳ theo độ mặn trong ao, ta lấy 39.705 nhân cho độ mặn từ 2_33 phần ngàn.

Cách thức tôm hấp thụ Canxi và Magie

Tôm có thể hấp thu khoáng trực tiếp từ môi trường nước thông quá việc hấp thụ qua mang. Ảnh: Tép Bạc

Tôm trong ao có thể hấp thụ Canxi và Magie qua hai cách cơ bản như sau:

- Phương pháp tạt khoáng cho ao tôm: Tôm có thể hấp thu khoáng trực tiếp từ môi trường nước thông quá việc hấp thụ qua mang nên việc tạt trực tiếp vào trong nước để bù vào lượng khoáng bị mất trong quá trình lột xác của tôm là việc rất cần thiết.

- Phương pháp trộn vào thức ăn: Đối với những ao nuôi có độ mặn thấp, tôm sẽ khó khăn trong việc hấp thu khoáng hòa tan có trong môi trường nước. Trường hợp này cần bổ sung khoáng vào khẩu phần thức ăn cho ao tôm để dễ dàng hấp thụ trực tiếp vào cơ thể tôm.

Nên bổ sung chất khoáng vào thời điểm tôm lột xác vì khi đó nhu cầu ôxy của tôm sẽ tăng cao và sau khi lột xác tôm sẽ bắt đầu hấp thu khoáng chất từ môi trường để tạo vỏ. Cần thường xuyên kiểm tra hàm lượng khoáng trong nước ao nuôi để bổ sung khi cần thiết. Để tăng hiệu quả sử dụng, nên tính toán nồng độ ion ở độ mặn mong muốn và liều lượng sản phẩm để bổ sung ion. Sử dụng bộ thử để kiểm tra hàm lượng Ca, Mg trong ao tôm hoặc máy đo khoáng có thành phần, hàm lượng được đề cập và xuất xứ rõ ràng.

Mây