Chính sách thương mại của ông Trump gây tổn hại đến ngành tôm hùm Mỹ
Lối tiếp cận khó ưa của tổng thống Mỹ Donald Trump tới các cuộc đàm phán thương mại quốc tế đang gây tổn thương cho chính ngành kinh doanh tôm hùm Mỹ, theo một bài báo do các đại diện thương mại ngành tôm hùm trên New York Times chỉ ra.
Bài báo tập trung vào sự mở rộng nhanh chóng của Gidney Fisheries, một nhà chế biến tôm hùm tại Nova Scotia, đang bùng nổ nhờ Thỏa thuận Thương mại và Kinh tế toàn diện (CETA), một thỏa thuận thương mại tự do giữa Canada và EU giúp giảm mạnh thuế đối với các phẩm tôm hùm nhập khẩu.
Chủ thuyết chính của tổng thống Mỹ Donald Trump là “kêu gọi bãi bỏ hoặc đàm phán lại các thỏa thuận toàn cầu mà ông tin rằng đang đặt các công ty và người lao động Mỹ vào tình thế bất lợi”, tờ báo viết. Trong ngày đầu tiên nhậm chức, ông đã rút Mỹ ra khỏi các đàm phán TPP và kêu gọi đàm phán lại NAFTA. Ông Trump cũng khai tử các cuộc đàm phán do cựu tổng thống Barak Obama khởi xướng với châu Âu, được biết đến với cái tên Đối tác Đầu tư và Thương mại xuyên Đại Tây Dương.
Việc châu Âu dỡ bỏ thuế đối với tôm hùm Canada là “vấn đề thách thức lớn nhất” đối với ngành tôm hùm Mỹ, theo giám đốc marketing công ty Maine Coast Annie Tselikis nhận định. Bà đồng thời là giám đốc điều hành của Hiệp hội các thương nhân tôm hùm bang Maine. “CETA mang lại cho Canada lợi thế rất lớn trên thị trường châu Âu”. CETA chính là yếu tố đã khuyến khích các công ty Mỹ đầu tư các nhà máy chế biến mới tại Canada để tận dụng thuế thấp hơn trên thị trường châu Âu. “Nếu lập luận rằng bạn không phát triển các chính sách thương mại như vậy bởi bạn lo ngại sẽ mất công ăn việc làm vào tay các nước khác – vậy thì đây, chúng tôi sẽ mang công ăn việc làm tới cho các nước khác chính bởi không có những chính sách thương mại như vậy”.
Ngày 11/11, một nhóm 11 nước, bao gồm Canaada tuyên bố cam kết thúc đẩy TPP mà không có sự tham gia của Mỹ. Khi những thỏa thuận như vậy tiến triển, các công ty Mỹ, đặc biệt là các nhà xuất khẩu, nhận thấy chính mình đang mất mát trong thương mại quốc tế khi các đối thủ đang ngày càng tiếp cận dễ dàng hơn tới các thị trường quốc tế, theo ông John G. Murphy, phó chủ tịch cấp cao về chính sách quốc tế của Phòng Thương mại Mỹ nhận định. “Chúng ta đang sống trong một thế giới mà đường biên ngày càng cấp, nơi ngành này nối tiếp ngành kia tham gia vào cuộc cạnh tranh khốc liệt phạm vi toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Mỹ đang giậm chân tại chỗ còn các nước khác thì chuyển động không ngừng”.