TIN THỦY SẢN

Cuộc chạy đua tạo ra “siêu tôm” của tương lai

Các nhà khoa học đang chạy đua để tạo ra siêu tôm sú - ảnh: jcu.edu.au LỆ THỦY Lược Dịch

Để giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của dân số toàn cầu đang cần một nguồn protein bền vững. Các nhà khoa học Úc đang chạy đua để chọn tạo loài tôm lớn hơn, khỏe hơn hay còn gọi là 'siêu tôm'.

Hãy tưởng tượng một con tôm có thể phát triển nhanh gấp hai lần tôm nuôi hiện tại, và lớn gấp vài lần. Nó tốt hơn cho sức khỏe người tiêu dùng bởi vì nó chứa hàm lượng omega 3 cao hơn, và "siêu tôm" còn khả năng kháng bệnh do đó thúc đẩy nuôi trồng bền vững. Bạn có thể ăn những con tôm này vào bữa trưa Giáng sinh chỉ trong 5 năm nữa. Bởi nông dân Úc đang sản xuất các thế hệ tôm đầu tiên được chọn lọc - đây là một trong những động thái được thiết lập để cách mạng hóa ngành thủy sản toàn cầu.

“Siêu tôm” có đặc điểm lớn hơn, mạnh hơn và hiệu quả hơn tôm nuôi hiện tại, điều này hứa hẹn sẽ cải thiện nguồn protein bền vững cho tương lai.

Ngành chăn nuôi và trồng trọt đã được hưởng lợi từ hàng ngàn năm chọn lọc giống, sau nhiều thập kỷ của công nghệ cải tiến di truyền, tuy nhiên với ngành nuôi trồng thủy sản việc ứng dụng di truyền và chọn giống còn ít.

Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm nghiên cứu ARC đang nghiên cứu phát triển nguồn giống siêu tôm sú. Họ đang tăng cường quá trình nhân giống tôm sú Úc - loài tôm chính được nuôi ở Úc - để bắt chước những gì đang diễn ra của ngành chăn nuôi trong hàng nghìn năm qua.

“Nếu bạn muốn tổng kết dự án của chúng tôi, đó là trong năm năm tới, chúng tôi đang hướng tới việc lấy kiến thức di truyền về tôm sú, và làm cho nó tương đương với mức độ được thấy trong chăn nuôi. Điều này liên quan đến việc khai thác tiềm năng của tôm bằng cách chọn lọc giống tôm và các thông tin ẩn trong bộ gen của nó.” Giáo sư Dean Jerry tại Đại học James Cook (JCU) cho biết.


Cuộc đua đang phát triển “siêu tôm”. Hình ảnh: Bethany Keats/jcu.edu.au

Giáo sư Jerry và nhóm của ông đang sử dụng một số nền tảng sắp xếp thế hệ tiếp theo để đọc bộ gen - của hàng chục ngàn con tôm nhằm xác định các dấu hiệu di truyền có thể được nhắm đến cho quá trình chọn lọc.

Hiện tại, họ đang sử dụng thông tin di truyền này để tập trung vào những đặc điểm nhất định thông qua chọn lọc sinh sản, chẳng hạn như tốc độ tăng trưởng, khả năng kháng bệnh, màu sắc của tôm khi nấu chín, mức omega 3 và chất béo cũng như khả năng chịu stress.

Họ cũng đã tổng hợp các bộ gen này thành “transcriptome” toàn diện đầu tiên cho tôm sú Úc. "Chúng tôi đã thu thập thông tin di truyền của hơn 60.000 con tôm, có khả năng cao hơn bất cứ ai khác đã làm trên thế giới", giáo sư Jerry nói. 

"Chúng tôi hiện đang phát triển các thuật toán chọn lọc di truyền và sẽ sinh ra các thế hệ tôm thứ hai. Nếu bạn nhìn vào chọn lọc sinh sản cho tốc độ tăng trưởng trong nuôi trồng thủy sản, chúng tôi đã  giữ tốc độ tăng trung bình 15% cho mỗi thế hệ. Điều này có nghĩa là trong sáu hoặc bảy thế hệ (một thế hệ tôm tương đương một năm), chúng ta có thể tăng gấp đôi tốc độ tăng trưởng của tôm hiện tại, ”Giáo sư Jerry nói.

Giáo sư Jerry cũng cho biết: “ Hiện tại, rất dễ dàng để nuôi tôm sú từ tôm bố mẹ thu thập trực tiếp từ tự nhiên. Tuy nhiên virus hội chứng đốm trắng đã cho chúng ta thấy rằng ngành công nghiệp Úc thực sự dễ bị tổn thương nếu tiếp tục dựa vào tôm bố mẹ hoang dã, thay vì thuần hóa loài và chọn lọc nhân giống cho những đặc điểm quan trọng, bao gồm kháng bệnh.”

Thông tin từ jcu.edu.au/brighter

LỆ THỦY Lược Dịch