TIN THỦY SẢN

Cược tính mạng với nghề săn rắn độc

Thợ săn đang đào đất bắt rắn. Ảnh: An ninh thủ đô.

Nếu như trước đây khi thấy rắn bò trước mặt, mọi người hốt hoảng kêu la bỏ chạy, thì nay họ bất chấp hiểm nguy, thậm chí nhiều người xem như nhặt được vàng, nhất là đối với những người chuyên bắt rắn.

“Nghề” săn rắn độc đang rộ lên tại các làng quê trong tỉnh Phú Yên. Anh Tâm ở xã Xuân Quang 3, huyện Đồng Xuân, một trong những người được xem là “sư phụ” săn rắn cho biết, chỉ cần sợi dây thòng lọng bằng ruột thắng xe đạp, hoặc sợi dây thép có đường kính khoảng 3 mm uốn cong hình móc câu rồi buộc vào đầu cây gậy nhỏ dài hơn một mét là có thể “hành nghề”. Rắn thường bò khỏi hang vào ban đêm để bắt mồi nên phải dùng đèn pin rọi mới phát hiện được.

Có thể bắt gặp rắn ở bất cứ nơi nào như trong bụi rậm, cành cây, hay bờ ruộng cạn. Nếu rắn ở dưới mặt đất, muốn bắt chỉ cần cần đưa dây thòng lọng vào cổ rồi siết lại. Còn rắn ở trên cành cây cao thì dùng móc sắt hình lưỡi câu khều xuống đất, rồi dùng nạng gỗ hình chữ V đè cổ, bỏ vào bao tải là xong. Anh Tâm kể từng tham gia hàng trăm vụ bắt rắn. Ban đầu chỉ để nhậu lai rai với bạn bè, nhưng sau đó nghe nhiều người mua với giá cao, tiền tươi nên lùng bắt đem bán kiếm thêm thu nhập. Do ngày càng nhiều người hành nghề này nên hiện nay các loài rắn độc không nhiều, chỉ sót lại một số loài thông thường, giá rẻ như rắn lãi, rắn nước.

Trên thực tế, để bắt được các loại rắn cực độc như hổ chúa, hổ trâu, mái gầm, cạp nong, cạp nia… không hề đơn giản và vô cùng nguy hiểm. Anh Hải (ở xã Xuân Phước, huyện Đồng Xuân) cho hay, cách đây vài năm có một người trên đường làm rẫy về bắt gặp con rắn hổ chúa dài hơn một mét, nặng gần 3 kg bò ngang trước mặt, liền nảy sinh lòng tham, dùng tay vồ, nhưng không may bị rắn cắn nhiều nhát, dẫn đến tử vong trên đường về nhà.

“Nghề” săn rắn độc đang rộ lên tại các làng quê trong tỉnh Phú Yên. Anh Tâm ở xã Xuân Quang 3, huyện Đồng Xuân, một trong những người được xem là “sư phụ” săn rắn cho biết, chỉ cần sợi dây thòng lọng bằng ruột thắng xe đạp, hoặc sợi dây thép có đường kính khoảng 3 mm uốn cong hình móc câu rồi buộc vào đầu cây gậy nhỏ dài hơn một mét là có thể “hành nghề”. Rắn thường bò khỏi hang vào ban đêm để bắt mồi nên phải dùng đèn pin rọi mới phát hiện được.

Có thể bắt gặp rắn ở bất cứ nơi nào như trong bụi rậm, cành cây, hay bờ ruộng cạn. Nếu rắn ở dưới mặt đất, muốn bắt chỉ cần cần đưa dây thòng lọng vào cổ rồi siết lại. Còn rắn ở trên cành cây cao thì dùng móc sắt hình lưỡi câu khều xuống đất, rồi dùng nạng gỗ hình chữ V đè cổ, bỏ vào bao tải là xong. Anh Tâm kể từng tham gia hàng trăm vụ bắt rắn. Ban đầu chỉ để nhậu lai rai với bạn bè, nhưng sau đó nghe nhiều người mua với giá cao, tiền tươi nên lùng bắt đem bán kiếm thêm thu nhập. Do ngày càng nhiều người hành nghề này nên hiện nay các loài rắn độc không nhiều, chỉ sót lại một số loài thông thường, giá rẻ như rắn lãi, rắn nước.

Trên thực tế, để bắt được các loại rắn cực độc như hổ chúa, hổ trâu, mái gầm, cạp nong, cạp nia… không hề đơn giản và vô cùng nguy hiểm. Anh Hải (ở xã Xuân Phước, huyện Đồng Xuân) cho hay, cách đây vài năm có một người trên đường làm rẫy về bắt gặp con rắn hổ chúa dài hơn một mét, nặng gần 3 kg bò ngang trước mặt, liền nảy sinh lòng tham, dùng tay vồ, nhưng không may bị rắn cắn nhiều nhát, dẫn đến tử vong trên đường về nhà.

Theo các nhà khoa học, Việt Nam có 193 loài rắn, trong đó 53 loài rắn độc. Loài vừa có độc, nguy cơ gây chết người cao, vừa có ngoại hình rất ấn tượng là rắn hổ chúa, hổ trâu, cạp nong, cạp nia, lục đầu bạc và rắn biển…

 

Theo An ninh thủ đô