Đặc tính lý hóa học máu của động vật thủy sản
Dựa trên các kết quả nghiên cứu về tính đa dạng về đặc tính lý hóa học máu của động vật thủy sản,các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số tính chất sau
Tỉ trọng của máu cá: tỉ trọng bình quân từ 1.032 – 1.052; tỉ trọng này biến động theo số lượng hồng cầu.
Độ dẫn điện: ở cá nước ngọt thì độ dẫn điện của máu thấp hơn so với máu động vật bậc cao nhưng ngược lại ở cá biển thì cao hơn.
Áp suất thẩm thấu: biến động tùy theo loài và theo điều kiện sống. Cá sụn nước ngọt và cá xương nước ngọt luôn thải lượng nước thừa ra khỏi cơ thể, nhưng cá xương biển luôn bổ sung nước cho các tổ chức cơ thể vì thế đảm bảo được áp suất thẩm thấu và tạo cho sự tồn tại của tế bào. Ngoài ra, cá sụn tích lũy một lượng lớn ure và TMO (Trimethyl acid oxide) nên áp suất thẩm thấu luôn cao hơn so với áp suất thẩm thấu của môi trường sống.
pH và các hệ đệm: pH của máu cá ít biến đổi theo sự biến đổi của môi trường và sự ổn định này kéo dài nhờ hệ đệm có trong máu đó là hệ đệm vô cơ và hữu cơ.
+ Hệ đệm vô cơ: chủ yếu là do sự cân bằng của bicacbonate H2CO3/BHCO3 và phosphate NaH2PO4/Na2HPO4.
+ Hệ đệm hữu cơ: là do sự cân bằng của hemoglobine HHbO2/ KHbO2