Điều gì xảy ra khi cá ăn phải hạt vi nhựa?
Hậu quả của ô nhiễm vi nhựa đối với cá nước ngọt.
Ngành nuôi trồng thủy sản nhiều nơi trên thế giới đang “dậy sóng” trước những rác thải nhựa và phải đối mặt nhiều hiểm họa về vấn đề này. Đồ nhựa và cụ thể là vi nhựa đang là mối nguy hại cho môi trường cũng như sức khỏe con người và động vật thủy sinh. Con người đã nhận thức được tác động của các mảnh nhựa lớn đối với môi trường biển, trong khi tác hại tiềm ẩn của các hạt vi nhựa lại chưa được làm rõ.
Môi trường dưới nước chứa rất nhiều các hạt nhựa và các hạt có nguồn gốc từ nhựa có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của các loài thủy sinh vật. Cá, trai, hàu và các sinh vật biển (cũng như nước ngọt) khác sẽ ăn phải những vi nhựa này. Do kích thước rất nhỏ, một số mảnh nhựa có thể bị nhầm lẫn với sinh vật phù du và vô tình bị tiêu thụ bởi động vật thủy sinh. Vậy điều gì xảy ra khi chúng ăn phải những hạt vi nhựa này?
Động vật ăn phải nhựa sẽ gây ra vết rách, vết thương bên trong và thậm chí tử vong. Nhưng các sinh vật dưới nước không chỉ chết vì ăn, trong các trường hợp khác, chúng chết vì bị mắc kẹt. Ví dụ, trong lưới đánh cá bị bỏ rơi, hoặc bị dị tật hoặc cắt cụt chân tay vì lý do tương tự. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến sinh lý của động vật. Ở một số loài rùa biển, người ta đã quan sát thấy rằng do chất dẻo trong dạ dày và ruột của chúng, chúng trôi nổi và do đó, không thể chìm để tìm thức ăn và cuối cùng chết. Theo cách này, sự tồn tại của nhựa đang dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài và mất đa dạng sinh học.
Do đó, nghiên cứu hiện tại đã tiến hành đánh giá ảnh hưởng của các vi hạt polyvinyl clorua (PVC) đến các thông số máu, bạch cầu, peroxid hóa lipid và hệ thống chống oxy hóa (não và mang) của cá trê phi Clarias gariepinus.
Chúng ta dùng cá trê phi làm đối tượng thí nghiệm vì chúng là một trong những loài chỉ thị nước ngọt thường được sử dụng làm mô hình cho xét nghiệm độc chất sinh thái. Các mẫu cá được tiếp xúc với chế độ ăn có vi hạt PVC ở các nồng độ sau: 0.50%, 1.50% và 3.0% cho ăn trong vòng 45 ngày, sau đó làm một thử nghiệm thoái hóa kéo dài trong 30 ngày. Máu và mô (não và mang) được lấy mẫu cứ sau 15 ngày để xét nghiệm huyết học, khả năng chống oxy hóa và peroxid hóa lipid.
Kết quả thu được cho thấy hạt nhựa PVC đã làm thay đổi rõ rệt các chỉ số huyết học. Kích thước tế bào và giá trị huyết sắc tố của tế bào giảm đáng kể trong tất cả các nhóm được bổ sung vi nhựa và phụ thuộc vào thời gian. Số lượng bạch cầu trung tính giảm với thời gian phơi nhiễm PVC tăng trong khi giá trị tế bào lympho và bạch cầu đơn nhân cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm cá đối chứng và phơi nhiễm.
Hoạt động của glutathione peroxidase đã bị thay đổi đáng kể trong não và mang của các nhóm tiếp xúc so với đối chứng. Hoạt tính Superoxide disutase bị ức chế trong não và mang của các nhóm bị phơi nhiễm so với đối chứng.
Hoạt tính Catalase giảm đáng kể trong não của nhóm bổ sung 0,5% PVC trong khi trong mang không thay đổi đáng kể giữa các nhóm tiếp xúc so với nhóm đối chứng. Mức độ peroxy hóa lipid trong não của các nhóm tiếp xúc với PVC tăng đáng kể theo liều lượng và thời gian phụ thuộc. Mức độ peroxid hóa lipid tăng lên khi thời gian tiếp xúc tăng lên.
Hoạt động Acetylcholinesterase trong não và mang của cá bị phơi nhiễm giảm đáng kể khi tăng thời gian tiếp xúc dẫn đến rối loạn dẫn truyền thần kinh.
Biến thể về huyết học, hoạt động chống oxy hóa, peroxid hóa lipid và hoạt động acetylcholinesterase là dấu hiệu của stress oxy hóa và độc tính thần kinh ở cá trê phi C. gariepinus.
Như chúng ta có thể thấy, hậu quả của ô nhiễm nhựa là rất nghiêm trọng nó có thể gây suy thoái cảnh quan môi trường, gây mất cân bằng hệ sinh thái, đồng thời khi tôm, cá ăn phải thức ăn có chứa độc tố thì chúng có nguy cơ tích lũy độc tố gấp bội bời vì độc tố sẽ được khuyếch đại theo cấp số nhân khi chuyển qua bậc dinh dưỡng kế tiếp, độc tố sẽ lan rộng qua chuỗi thức ăn ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Qua đây chúng ta càng thấy rõ, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ chính mình.