Dự án kinh tế xanh ở Maroc
Chương trình phát triển nền kinh tế xanh và các kế hoạch chống chịu với biến đổi khí hậu của Maroc đã được Ngân hàng Thế giới sẽ cho vay 350 triệu đô la.
Mục tiêu hướng đến của sự hỗ trợ
Ngân hàng thế giới thông báo sẽ cấp khoảng vay 350 triệu đô la cho Maroc, nguồn tài chính này sẽ hỗ trợ thực hiện chương trình phát triển nền kinh tế xanh trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang có tác động lớn đến vương quốc Bắc Phi này.
Chương trình phát triển nền kinh tế xanh mà Ngân hàng Thế giới cam kết 350 triệu đô la nhằm mục đích kích thích tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế, đồng thời cải thiện tính bền vững và khả năng phục hồi của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng như an ninh lương thực. Đối với Ngân hàng Thế giới, việc chính phủ Maroc thực hiện chương trình này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện tại của cuộc xung đột ở Ukraine, vốn có tác động lớn đến Maroc, đặc biệt là về nhập khẩu các sản phẩm lương thực như lúa mì.
Chính phủ Maroc sẽ sử dụng khoản vay để phát triển các khuôn khổ thể chế, cải thiện quản lý tổng hợp tài nguyên thiên nhiên và tăng cường một số lĩnh vực nhất định cho một nền kinh tế xanh có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu ở các khu vực ven biển thông qua hai phần, trước tiên, Rabat có kế hoạch thành lập một ủy ban liên bộ và các cơ chế điều phối khu vực để tăng cường điều phối sự phát triển của nền kinh tế xanh.
Một tiềm năng lớn chưa được khai thác
Dự án tập trung đầu tư vào các lĩnh vực chính của nền kinh tế xanh, bao gồm du lịch bền vững và phân ngành nuôi trồng thủy sản; đào tạo nghề dành riêng cho quản lý nền kinh tế xanh; bảo vệ và quản lý các dịch vụ hệ sinh thái; và cải thiện khả năng chống chịu với khí hậu ở các vùng ven biển.
Người dân ở Maroc. Ảnh: Flickr
Nhờ vào vị trí địa lý giáp Địa Trung Hải và Đại Tây Dương, Maroc có tiềm năng phát triển nền kinh tế xanh rất mạnh. Các khu vực ven biển của nó đã chiếm hơn một nửa GDP (tổng sản phẩm quốc nội) và việc làm của vương quốc, trong khi tiềm năng lớn hơn vẫn chưa được khai thác trong các ngành công nghiệp xanh đã hình thành và mới nổi, chẳng hạn như nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng rong biển và năng lượng tái tạo biển – theo nhận xét của Jesko Hentschel, Giám đốc Hoạt động của Ngân hàng Thế giới
Phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững
Nền kinh tế sẽ tăng trưởng góp phần kích thích sự phục hồi sau đại dịch Covid-19 thông qua kết quả của việc tạo ra nhiều việc làm trong chuỗi mục tiêu từ chương trình phát triển nền kinh tế xanh của chính phủ Maroc. Để góp phần đảm bảo an ninh lương thực, chương trình sẽ hỗ trợ tạo ra các hoạt động nuôi trồng thủy sản và bảo tồn các nguồn tài nguyên biển trong các khu bảo tồn. Nó cũng sẽ thúc đẩy bình đẳng giới và hòa nhập thanh niên thông qua các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp và hỗ trợ kỹ thuật – theo tổ chức tài chính có trụ sở tại Washington ở Hoa Kỳ.
Maroc sẽ đặc biệt chú trọng bảo vệ các nguồn sinh học và các hệ sinh thái biển. Ảnh: wiki-travel.
Trong Chiến lược phát triển ngành thủy sản, Maroc sẽ đặc biệt chú trọng bảo vệ các nguồn sinh học và các hệ sinh thái biển thông qua việc đánh bắt một cách có trách nhiệm và việc quản lý hiệu quả hơn những loài sinh vật biển bằng cách xem xét những kế hoạch quy hoạch các bãi đánh bắt; củng cố khung pháp lý; tăng cường quy chế và những phương tiện nghiên cứu đánh bắt cá; nâng cao vị trí của Maroc là nhà sản xuất và xuất khẩu thuỷ hải sản ở cấp quốc tế; tăng giá trị gia tăng của lĩnh vực này trong nền kinh tế quốc dân; nâng cao các điều kiện xã hội nghề nghiệp của những người làm nghề biển; phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản; phát huy tối ưu giá trị của các sản phẩm đánh bắt.
Thêm vào đó, các cuộc điều tra biển sẽ được thực hiện để ước tính, trên cơ sở khoa học, sức khỏe của đàn cá và xác định các biện pháp cần thực hiện để quản lý chúng. Chất lượng của các bãi biển, một tài sản chính cho du lịch ven biển, sẽ được giám sát, trong khi hình ảnh vệ tinh của các khu vực ven biển sẽ được sử dụng để đo xói mòn và đưa ra các quyết định về phát triển vùng ven biển. Chương trình cũng bao gồm việc thành lập 14 hoạt động nuôi trồng thủy sản mới, bao gồm cả nuôi động vật có vỏ và rong biển. Ngân hàng Thế giới dự đoán rằng hoạt động này có thể thu hút đầu tư trong tương lai, tạo ra nhiều việc làm mới cho phụ nữ và thanh niên.