Được miễn thuế, Mỹ đẩy mạnh nhập khẩu cá rô phi
Sau khi 25% thuế quan được loại bỏ đối với phi lê cá rô phi đông lạnh cỡ nhỏ, NK cá rô phi của Mỹ phục hồi khi người tiêu dùng vốn bị ảnh hưởng bởi đại dịch có xu hướng tiếp cận với các sản phẩm protein động vật có giá phải chăng.
Cụ thể, trong 5 tháng đầu năm 2020, Mỹ đã NK 43.000 tấn philê cá rô phi đông lạnh trị giá 124 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là lần tăng khối lượng hàng năm đầu tiên trong khoảng thời gian 5 tháng kể từ năm 2015, theo dữ liệu từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA).
Cuối tháng 3/2020, Đại diện Thương mại Mỹ đã công bố trong Công báo Liên bang các sản phẩm được miễn thuế. Theo đó, thuế quan đã được loại bỏ đối với 2 mặt hàng thủy sản đó là cá rô phi (cá rô phi đông lạnh không quá 115g/con và thịt ghẹ đỏ (Portunas haanii) đóng gói tiệt trùng hoặc đông lạnh trong các thùng chứa kín khí) và khoảng 175 sản phẩm khác.
Trở lại thời điểm ngày 24/9/2018, Mỹ đã áp thuế 10% đối với một số sản phẩm Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD và sẽ có hiệu lực cho đến ngày 7/8/2020. Mức thuế này sau đó được tăng lên 25% vào ngày 9/5/2019.
Do quy định của Hải quan về kích cỡ, các nhà bán lẻ thường xuyên đặt hàng sản phẩm philê đông lạnh từ 3-5 ounce (oz), hiện tại họ đang đặt mua các sản phẩm có kích cỡ từ 2-4 ounce. Đơn đặt hàng bán lẻ tăng 15-30% so với cùng kỳ năm 2019, trái ngược với giảm 70-80% đơn hàng từ dịch vụ thực phẩm tại công ty ông, Nick cho biết. "Đối với ngành thực phẩm, đó là khoảng thời gian đen tối nhưng đồng thời cũng là một cơ hội"
Giá tương đối thấp đối với sản phẩm phi lê, cỡ từ 2-3 ounce, IQF với chỉ 1,15-1,2 USD/pound; sản phẩm phi lê đóng gói chân không (IVP) cỡ từ 3-5 ounce có giá từ 1,30-1,35 USD/ pound; phi lê IVP cỡ từ 5-7 ounce có giá từ 1,35-1,40 USD/pound.
Các nhà chế biến cá rô phi ở Hải Nam và Quảng Tây, những người luôn lo ngại về thuế quan của Mỹ trong 2 năm qua cũng ghi nhận sự phục hồi nhu cầu sản phẩm.
"Thị trường của các quốc gia khác nhau đang phản ứng khác nhau với đại dịch. Nhưng nhìn chung, nhu cầu đối với cá rô phi tương tự như năm 2019," Gao Wenjing, Giám đốc bán hàng tại nhà sản xuất có trụ sở tại Hải Nam cho biết.
"Vấn đề chính là nguồn cung nguyên liệu năm nay khá biến động. Hiện tại, ở Quảng Đông, nguyên liệu đang thiếu, điều này đang gây áp lực lên các nhà máy ở Hải Nam, Gao cho biết.
Charles Sun, Giám đốc của Tập đoàn đầu tư Baiyang có trụ sở tại Quảng Tây cho biết: "Khi bị ảnh hưởng bởi đại dịch, các nhà máy sản xuất cá rô phi ở Trung Quốc thường ngừng sau Lễ hội mùa xuân năm nay, đã ảnh hưởng đến khối lượng XK. Tuy nhiên thị trường cá rô phi gần đây đã trở lại bình thường như cùng kỳ năm 2019 "
Baiyang đã phải đưa thêm nhân viên vào dây chuyền đóng gói của mình để xử lý "nhu cầu tăng cao" cho sản phẩm cá rô phi bán lẻ, Jason Carter, Trợ lý Giám đốc tiếp thị, mới đây cho biết tại hội thảo Liên minh Nuôi trồng thủy sản Toàn cầu hồi đầu tháng 6/2020.
"Hiện tại chúng tôi đang đóng gói phi lê vào túi đóng gói chân không và sau đó đặt chúng vào các túi có kích thước 1 và 2 pound để có được sản phẩm kịp thời". "Phần lớn những gì chúng tôi làm lúc này là bán lẻ và chúng tôi đã lấy lại nguồn cung cho Trung Quốc."
Mỹ Latinh cũng đang có nhu cầu cao, đây được xem là thị trường lớn nhất của Lotus Seafood ngoài Mỹ vì những lý do tương tự ở Mỹ. Hoạt động bán lẻ đang tăng và người tiêu dùng không muốn chi tiêu nhiều.
Do đó, hướng đi của công ty tới thị trường Mỹ Latinh là cung cấp các sản phẩm với kích thước nhỏ hơn và chất lượng thấp hơn. Thị trường bán lẻ sẽ góp phần bù đắp cho những thua lỗ ở lĩnh vực dịch vụ thực phẩm.
Giá nguyên liệu dự kiến sẽ không dao động nhiều so với mức thấp hiện tại. “Có một khoảng thời gian rất ngắn (từ 2-3 tuần trong cuối tháng 2 và đầu tháng 3/2020) khi các nhà máy Trung Quốc không có đủ công nhân vì dịch COVID-19, điều này đã ảnh hưởng đến giá sản phẩm. Tuy nhiên, trong 3 tháng gần đây giá đã rất ổn định”, ông Ovchinnikov cho biết.