FAO tiên phong đưa ra lò xông khói cá mới tại châu Á
Công nghệ tiên phong bởi Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO) giúp tăng thu nhập, cung cấp thực phẩm chất lượng hơn và bảo vệ sức khỏe.
Phương pháp xông khói cá truyền thống trong cộng đồng ngư dân nhỏ ở miền đông Sri Lanka khiến phụ nữ mất rất nhiều thời gian để lật cá trên lưới nướng bằng than. Nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe từ việc hít khói rất cao, trong khi sản lượng từ lực lượng lao động nặng như vậy thường rất thấp. Việc làm này đang thay đổi bằng sự ra đời các lò xông khói mới do FAO khởi xướng trong khuôn khổ một chương trình do Liên minh châu Âu tài trợ.
Điều đầu tiên cần lưu ý là công nghệ mới này giúp chúng ta tiết kiệm thời gian. Trước đây, người lao động mất tổng cộng 12 tiếng trong 2 ngày liên tiếp để phơi khô và xông khói cá trên lưới sắt. Bây giờ, chỉ cần 6 – 7 tiếng là đủ để hoàn tất việc xông khói.
Phát triển công nghệ mới
Từ năm 2008, FAO đã làm việc để phát triển FTT-Thiaroye, một công nghệ lò sấy và xông khói cá cải tiến. Lò sấy này có thể được chế tạo hoặc ống khói, khay hứng dầu cá và các chi tiết khác có thể được thêm vào một lò sấy hiện có. Lò sấy được thiết kế để cải thiện hiệu suất nhiên liệu trong quá trình xông khói bằng cách thu nhiệt và khói. Lò sấy mới cũng khắc phục các mối nguy hiểm đối với sức khoẻ của lò sấy cá cỡ nhỏ - đa số là phụ nữ.
Ở Unnichchai, Sri Lanka, khoảng 150 gia đình tham gia vào các hoạt động xông khói cá. Phương pháp xông khói truyền thống được thực hiện ở không gian mở, làm cho cá dễ bị hư hỏng do mưa và ô nhiễm từ bên ngoài. Gió mạnh có thể kéo dài quá trình và thường làm giảm chất lượng cá nên giá bán thấp hơn.
Thành công ở Châu Phi
Công nghệ này của FAO lần đầu được giới thiệu ở Châu Phi, với 12 quốc gia hiện đang áp dụng. Phụ nữ sử dụng phương pháp xông khói cá cũ trên một bếp lò lộ thiên thường bị đau mắt và mắc bệnh hô hấp do hít phải khói. Tuy nhiên, phụ nữ châu Phi đã áp dụng phương pháp mới đều cải thiện sức khỏe, tăng đáng kể thu nhập, giảm chi phí, giảm thất thoát, cải tiến chất lượng và độ an toàn của cá xông khói, còn có thể cải thiện an ninh lương thực và dinh dưỡng của cả gia đình.
FAO cũng giúp đảm bảo tính bền vững của thành công dự án ở Sri Lanka cho tới nay bằng cách cung cấp cho các cộng đồng ngư dân các khóa đào tạo kỹ thuật về cải tiến và đóng gói chất lượng cá và thúc đẩy cách tiếp cận theo định hướng thị trường đối với khách hàng mục tiêu ở thủ đô Colombo, nơi mà nhu cầu tiêu thụ cá hun khói rất lớn và liên tục.
M.H (Theo FAO)