TIN THỦY SẢN

Giải pháp từ thị trường: Đầu tư mạnh mẽ cho hình ảnh cá tra Việt Nam

Tạ Hà

Tại Hội thảo “Định vị sản phẩm cá tra Việt Nam trên thị trường thủy sản thế giới” do Tổng cục Thủy sản, Bộ NN và PTNT và VASEP phối hợp tổ chức ngày 3/8 tại Hội chợ Vietfish 2016. Bà Nguyễn Ngô Vi Tâm - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (VINH HOAN CORP) đã có bài tham luận phân tích nhu cầu thị trường và thực trạng bôi xấu hình ảnh cá tra Việt Nam. Tại hội thảo, bà Tâm cũng đưa ra 3 kiến nghị nhằm định hướng nhận thức đúng và nâng cao giá trị sản phẩm cá tra trên thị trường thế giới. Bản tin TMTS xin giới thiệu nội dung bài tham luận này.

Cá tra được đón nhận tốt nhưng lại không được nhận thức tốt

Về nhu cầu thị trường: Nhu cầu cá luôn tăng để đảm bảo nguồn thực phẩm cho dân số thế giới càng càng tăng. Thủy sản đánh bắt sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu này nên nuôi trồng thủy sản sẽ phải gia tăng.

Về sản phẩm: Cá tra là loài cá bản địa của Việt Nam và rất phù hợp để nuôi. Việt Nam dẫn đầu thế giới về xuất khẩu cá tra trong nhiều năm. Mặc dù phát triển trong những năm qua, sự phát triển về sản lượng không tỷ lệ thuận với độ nhận biết tích cực của người tiêu dùng về cá tra. Ngược lại, hình ảnh của cá tra hay ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam nói chung khá tiêu cực trong nhiều năm qua.

Nhu cầu thị trường là rất lớn: Với dân số thế giới 2050 dự báo 9,1 tỷ người, lượng thực phẩm cung cấp dự kiến sẽ tăng 70% và tiêu thụ cá đầu người tăng từ 15,7 kg/năm (năm 2000) lên 18,2 kg/năm (năm 2030)

Lợi thế vượt trội của cá tra

Phù hợp với nuôi trồng và dễ chế biến vì là loài cá bản địa của dòng Mekong, sinh sản dễ dàng, có khả năng chống chọi dịch bệnh cao; Hệ số chuyển đổi thức ăn thấp; có thể nuôi bền vững và trong chế biến dễ fillet sạch xương

Tính thương mại cao vì có vị trung tính, phù hợp với các người dùng mọi độ tuổi, dễ chế biến, phù hợp với tất cả các nền ẩm thực và giá cả cạnh tranh.

Cá tra bị bôi xấu là một nguyên nhân khiến xuất khẩu sụt giảm

Trên các thị trường tồn tại nhiều tài liệu marketing nhằm hủy hoại danh tiếng của cá tra Việt Nam, bao gồm: Các bài báo; Các hoạt động PR; Các bài viết chia sẻ trên mạng; Videos và Marketing trực tiếp đến các cơ quan chính phủ. Các chiến dịch chống cá tra này tấn công các vấn đề về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, quy trình nuôi cá, chất lượng thức ăn, tác động đến môi trường và xã hội.

Ba kiến nghị nâng hình ảnh, giá trị cá tra

(1). Chiến dịch marketing và phát triển thị trường

Khởi động lại Quỹ phát triển thị trường do Bộ Thủy Sản thành lập năm 2002

Cho chủ trương Vasep trình phương án hoàn thiện Điều lệ và Quy chế tài chính của Quỹ phát triển thị trường trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Tài chính phê duyệt

Quỹ có các cơ chế thu, mức thu và mục đích sử dụng cụ thể theo từng giai đoạn và cho từng thị trường:

* Đấu tranh gỡ bỏ các rào cản thương mại;

* Thực hiện chiến dịch marketing để cải thiện hình ảnh cá tra và thủy sản Việt Nam một cách tổng thể; xây dựng sự hiện diện trên mạng để mạnh mẽ chống lại các nội dung tuyên truyền bôi xấu, tạo ra tiếng nói của Việt Nam qua các kênh truyền thông khác nhau.

(2) Tạo xu hướng và nhu cầu thị trường cho sản phẩm cá tra chất lượng cao, làm lực đẩy cho Nghị định cá tra phát huy tác dụng tối đa và thực hiện đề án sản phẩm quốc gia của Bộ NN và PTNT, Bộ KH&CN

* Đề án Liên minh sản phẩm vá Tra chất lượng cao (“Premium Pangasius Consortium”)

* Chọn một số doanh nghiệp đại diện cho ngành làm sáng lập viên

* Vận động các doanh nghiệp tham gia trên cơ sở đóng góp tài chính và cùng giám sát thực hiện chất lượng cao

* Marketing cho nhãn hàng riêng, là thương hiệu của Liên minh

* Tương lai sẽ là thương hiệu quốc gia của cá tra Việt Nam

* Nafiqad giữ vai trò đối tác giám sát chất lượng cho Liên minh

* Các cơ quan và trường đại học giữ vài trò đối tác nghiên cứu khoa học để xây dựng chất lượng sản phẩm mới

(3). Tăng cường xây dựng chương trình hợp tác với cơ quan kiểm tra chất lượng tại nước nhập khẩu để kiểm soát chất lượng chặt chẽ, hỗ trợ tối đa cho các chiến dịch marketing và sự thực thi của Nghị định cá tra

* Kiến nghị có chương trình và sự đầu tư để Nafiqad tăng cường hợp tác kiểm soát với các cơ quan của nước nhập khẩu:

* Hợp tác kiểm soát vấn đề nghi nhãn sản phẩm đặt biệt là ở Châu Âu, là cơ chế để Nghị định cá tra thật sự phát huy tác dụng
* Hợp tác kiểm soát để một số nước không vì tự vệ thương mại mà áp đặt kiểm soát quá mức (ví dụ như những gì đang xảy ra ở các nước Trung Mỹ).

Chi tiết hội thảo vui lòng xem tại: http://vasep.com.vn/1393/Anh-Va-Su-Kien-D/HT-Dinh-vi-ca-tra-Viet-Nam-tren-thi-truong-thuy-san-the-gioi.htm

Tạ Hà Vasep, 16/08/2016