TIN THỦY SẢN

Giải thích hiện tượng: Tại sao tôm lại bị cong khi nấu chín?

Tôm khi nấu chín thường sẽ cong thân lại như ảnh minh họa Phan Tấn Đạt

Tôm là một loại thực phẩm phổ biến và được ưa chuộng trong bữa ăn của nhiều gia đình. Việc nấu tôm đúng cách không chỉ giữ được hương vị thơm ngon mà còn giúp tôm giữ được hình dáng hấp dẫn.

Khi nấu tôm, bạn có thể nhận thấy rằng thân tôm thường bị cong lại. Vậy tại sao hiện tượng này xảy ra? Bài viết này sẽ giải thích rõ ràng nguyên nhân tại sao tôm lại bị cong khi nấu chín. 

Cấu trúc và cơ chế của tôm

Tôm có một cấu trúc cơ thể phức tạp với các đốt, vỏ cứng và các cơ bắp mạnh mẽ. Vỏ tôm được làm từ chất chitin, cung cấp sự bảo vệ nhưng không co giãn được. 

Khi tôm còn sống, các cơ bắp nằm dọc theo thân hoạt động linh hoạt. Chúng co lại và giãn ra để tôm có thể bơi lội, uốn cong thân thể giúp tôm di chuyển một cách dễ dàng. Các khớp nối giữa các đốt bụng cho phép tôm uốn cong cơ thể để bơi ngược, giúp tôm tránh được kẻ thù. 

Tại sao tôm lại bị cong khi nấu chín 

Phản ứng của cơ và vỏ tôm khi gặp nhiệt độ cao 

Khi cầm con tôm trong tay và lật lên để nhìn vào phần bụng, bạn sẽ thấy các đốt nhỏ kết nối sát nhau tạo thành chuỗi dọc theo thân tôm. Các đốt này không chỉ giúp tôm uốn cong khi bơi lội mà còn đóng vai trò quan trọng khi tôm được nấu chín. Khi gặp nhiệt độ cao, các protein trong cơ bắp thân tôm co lại, kéo các đốt lại gần nhau hơn khiến tôm cong khi được nấu chín. 

Ngoài ra, do lớp vỏ cứng của tôm không co giãn được như da. Khi các cơ bên trong co lại, chúng kéo các đốt của thân tôm lại gần nhau hơn. Vì vỏ tôm không giãn ra được, thân tôm sẽ uốn cong lại thay vì kéo thẳng ra. 

Mặc dù các cách chế biến tôm như luộc, hấp, chiên,...thì tôm đều sẽ bị cong phần thân khi chín

Sự thoát nước và co rút của cơ 

Khi tôm được nấu chín, nước trong cơ bắp bay hơi, dẫn đến việc các sợi cơ bị co lại. Quá trình mất nước này cũng góp phần làm tôm cong lại vì các sợi cơ rút ngắn không đồng đều. 

Cách nấu tôm đảm bảo không bị cong 

Các mẹo nấu tôm tránh bị cong quá mức 

Khía những khía nhỏ dưới bụng tôm: Trước khi nấu, lật ngửa con tôm và dùng dao khía khoảng 2-3 khía nông ở phần bụng, ngay bên trong đường cong của con tôm. Điều này sẽ cắt đứt một số liên kết giữa các đốt bụng, giúp tôm ít bị cuộn tròn khi gặp nhiệt độ cao. Sau khi khía, ấn nhẹ con tôm trên thớt để giữ tôm thẳng. 

Xẻ tôm khi chiên tôm: Một số công thức nấu ăn yêu cầu phải xẻ tôm, vì vậy, nếu cần, hãy xẻ tôm trước khi bắt đầu chế biến. Thao tác này không chỉ giúp cho tôm ít bị co lại hoặc cuộn tròn mà còn làm cho tôm dễ chín đều hơn. Tuy nhiên, khi chiên tôm đã xẻ, bà con cần chú ý không để tôm bị quá lửa, vì việc này có thể làm mất đi độ ngon và giữ hình dáng của tôm. 

Dùng que khi nướng tôm: Dùng que tre hoặc que kẹp để giữ tôm thẳng khi nướng. Nướng tôm ở nhiệt độ vừa phải trên bếp than hoặc lò nướng. Tránh nướng quá lửa để tôm không bị khô và co lại. 

Phương pháp nấu chín tôm bằng phương pháp luộc 

Để luộc tôm, trước tiên hãy đun sôi một nồi nước, sau đó thêm 3 thìa canh (40 g) muối vào. Việc đun sôi nước trước sẽ giúp giảm thời gian ngâm tôm, đảm bảo tôm không bị chín quá. Khi nước sôi mạnh và các bong bóng lớn nổi lên, thả tôm vào nồi. 

Thời gian luộc tôm tùy thuộc vào kích cỡ và tình trạng tôm (tươi hoặc đông lạnh). Đặt đồng hồ hẹn giờ và canh chừng kỹ lưỡng, vì tôm rất dễ bị quá lửa. Hầu hết tôm cỡ nhỏ có thể chín sau 2-3 phút và tôm cỡ cần 7-8 phút mới có thể chín. 

Khi luộc tôm, quan sát thấy tôm chuyển màu hồng và hơi cong lại là dấu hiệu tôm đã chín. Hãy lấy tôm ra khỏi nồi ngay để tránh bị quá lửa. Tôm chín đúng cách sẽ cong nhẹ như chữ "C". Nếu tôm cong đến mức đầu chạm vào đuôi, tức là tôm đã quá chín. 

Tôm trước khi chế biến cần được bảo quản đúng cách để đảm bảo độ tươi ngon

Nếu không ăn tôm ngay, nhúng nhanh tôm vào nước lạnh hoặc đặt tôm lên nước đá để ngăn tôm khỏi tiếp tục chín thêm. Đừng để tôm trong nước nóng đến khi nguội, vì như vậy tôm sẽ bị quá chín và dai. Nếu định ăn tôm ngay, chỉ cần chắt nước đi mà không cần nhúng tôm vào nước lạnh. Bằng cách này, bà con có thể luộc tôm đúng cách, giữ được độ ngọt tự nhiên và hình dáng đẹp mắt cho tôm trong các món ăn. 

Lợi ích của tôm khi nấu chín đúng cách 

Giữ được hương vị và chất dinh dưỡng: Khi nấu tôm đúng cách, tôm giữ được hương vị ngọt tự nhiên và các chất dinh dưỡng quan trọng như protein, vitamin và khoáng chất.Điều này không chỉ mang lại món ăn ngon mà còn tốt cho sức khỏe. 

Thẩm mỹ trong món ăn: Tôm nấu đúng cách sẽ có hình dáng thẳng đẹp mắt, giúp món ăn trông hấp dẫn hơn. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn muốn trình bày món ăn đẹp mắt cho các bữa tiệc hoặc khi làm món ăn thương mại. 

Phan Tấn Đạt