Hải miên và những khả năng kỳ diệu ít người biết
Hải miên hay còn được gọi với cái tên quen thuộc hơn là bọt biển, đây không chỉ là nhánh thấp và nguyên thủy nhất trong cây phả hệ động vật mà ngày nay nó còn đóng vai trò rất quan trọng trong sinh thái biển.
Đặc biệt, hải miên là một trong những nguyên liệu quan trọng phục vụ chiết xuất nhiều hợp chất sinh học mới cho y dược.
Hải miên vẫn chăm chỉ lao động dù không có “sự sống”
“Hải miên tên thường gọi là Bọt biển thuộc ngành động vật thân lỗ (Porifera), là động vật đa bào đơn giản và nguyên thủy nhất. Chúng được cấu tạo bởi một vài loại tế bào sắp xếp theo các lớp khác nhau. Trong nhiều trường hợp, các tế bào này hoạt động độc lập với nhau, thể hiện trên toàn bộ cơ thể như một khối giống nhau” (Ruetzler, 2004).
Tính đến hiện tại đã có khoảng hơn 8500 loài hải miên được mô tả chính thức, nhưng theo nhiều người dự đoán thì số loài hải miên thực tế có thể nhiều gấp đôi số được mô tả cụ thể.
Đa phần hải miên sống ở các vùng nước trên trái đất; cụ thể là biển, hồ nước ngọt và ở cả những vùng lạnh giá ở Bắc Cực. Hải miên ưa phân bố ở các vùng nước ấm và nông, nhưng người ta cũng có thể tìm thấy hải miên từ từ vùng sâu nhất ở đại dương.
Dù là một động vật bậc thấp (tức là không có hệ thần kinh, hệ hô hấp lẫn bộ phận bất kỳ để di chuyển) hay nói dễ hiểu thì chúng là sinh vật biển không có sự sống; song; hải miên lại là loài rất năng nổ hoạt động. Điều đáng tiếc là chúng ta không thể nhìn thấy điều đó bằng mắt thường. Để có thể nạp vào khoảng 30g thức ăn, hải miên phải bơm rất nhiều nước qua cơ thể rồi sau đó tiến hành “lọc” và chừa lại những sinh vật đơn bào làm thức ăn nuôi cơ thể.
Những khả năng kỳ diệu của hải miên
Trong quá khứ, những nghiên cứu liên quan đến hải miên vẫn còn khá hạn chế. Hiện nay, nhờ có tiến bộ khoa học - kỹ thuật mà việc nghiên cứu, cụ thể là về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của hải miên dần thu hút nhiều người.
Nếu như trước đó, người ta chỉ biết đến hải miên như một thành tố quan trọng trong hệ sinh thái biển với vai trò chủ yếu là trở thành thức ăn hay là nơi cư trú của một số sinh vật biển khác thì ngày nay hải miên được phát hiện là loài có nhiều khả năng kỳ diệu thông qua các nghiên cứu về khả năng chữa bệnh của chúng.
Trong hệ sinh thái biển, hải miên có khả năng tạo ra sự liên kết những mảnh nhỏ san hô và làm tăng khả năng gắn kết các phần này với nhau. Theo như kết quả được quan sát và thực nghiệm đã cho thấy rằng số lượng hải miên tăng hay giảm có liên quan mật thiết đến kết cấu vững chắc của san hô. Thêm nữa, nhờ cộng sinh với tảo biển mà hải miên còn giúp quá trình phân hủy nitơ và cung cấp nitơ vô cơ cho vi tảo biển.
Đối với giá trị trong y học, hải miên cũng có đóng góp không hề nhỏ. Trong ngành y dược, hải miên cùng một số vi sinh vật và động vật thân mềm đang được nghiên cứu để tìm ra các phương thuốc chống ung thư. Cụ thể, hải miên có chứa hợp chất leiodermatolide có thể chặn đứng quá trình gia tăng nhanh và phát triển của các tế bào ung thư.
Sau quá trình điều trị, người ta phát hiện ra nhờ được điều trị bằng leiodermatolide, các khối u nhỏ đi nhanh hơn so với dùng thuốc gemcitabine vẫn được chỉ định để điều trị khối u tuyến tụy. Bên cạnh đó, hợp chất này cũng có tác dụng chặn đứng sự phát triển của các tế bào ung thư di căn ác tính, ung thư đại tràng, u lympho,...
Trên thị trường hiện nay cũng có những loại thuốc giảm đau, kháng viêm hay kháng sinh có nguồn gốc từ hải miên như Ara-A, Ara-C,... Và cả một số dược phẩm khác vẫn đang trong quá trình thực nghiệm như ET-743, Manzamine A,…
Những nghiên cứu được thực hiện trong thời gian gần đây đã cho thấy nỗ lực của con người trong việc phát hiện và tận dụng nguồn lợi từ đại dương, cụ thể là trong ngành y dược. Nhờ đó, chúng ta mới hiểu thêm về thành phần hóa học cũng như giá trị sinh học to lớn của hải miên - một loài không có sự sống nhưng lại có thể mang đến sức khỏe, sự sống cho con người.