TIN THỦY SẢN

Ngắm nhìn loài hải tiêu đáng yêu tựa nhân vật hoạt hình

Loài hải tiêu mới được phát hiện có ngoại hình siêu ngộ nghĩnh. Ảnh: rumble.com Nguyệt Hoa

Nhiều người tự hỏi: “Liệu những nhân vật hoạt hình chúng ta thường thấy có phải là hình mẫu từ thế giới tự nhiên hay không?” Bởi càng ngày chúng ta càng phát hiện nhiều sinh vật biển có ngoại hình độc đáo và chính điều đó khiến chúng trở nên rất “lạc loài” với thế giới thực.

Khám phá loài hải tiêu mới có bộ xương gấu trúc 

Hải tiêu là một lớp động vật sở hữu ngoại hình trông giống như thực vật và có độ phân bố rộng khắp trên các đại dương. 

Gần đây, các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã xác nhận một loài hải tiêu mới được phát hiện ở nước này và được đặt tên là “Skeleton Panda Sea Squirt”.  

Nơi phát hiện loài hải tiêu này cụ thể là đảo Kumejima thuộc tỉnh Okinawa của Nhật Bản. Hiện nay, độ nổi tiếng của loài hải tiêu mới đã thu hút nhiều du khách đến tham quan và tìm hiểu địa điểm này. 

Loài hải tiêu này còn hay được gọi với tên khác là hải tiêu xương gấu trúc bởi ngoại hình ngộ nghĩnh và có nét tương đồng với gấu trúc. 

Tên gọi của chúng được đặt dựa trên hình dáng cơ thể độc lạ với cấu trúc bên ngoài là lớp áo trong suốt và bên trong là những chấm đen được tạo hóa đặt để trùng khớp với vị trí mắt và mũi của một chú gấu trúc.  

Chính vì sự kết hợp này mà chúng trông giống như một bộ xương gấu trúc biết di chuyển dưới đại dương. 

Được biết, hải tiêu xương gấu trúc có kích thước rất khiêm tốn. Một cá thể trưởng thành cũng chỉ dài khoảng 2cm. Chúng thường sống ở các tảng đá sâu từ 15 đến 20 mét dưới mặt nước biển. 

Giống như mọi loài hải tiêu khác, hải tiêu xương gấu trúc cũng không di chuyển khi trưởng thành. Để di chuyển, chúng sẽ bám vào một vật thể và sử dụng vật thể đó làm nhà. 

Xương và khuôn mặt của loài hải tiêu này thật ra chỉ là các mạch máu và hoa văn 

Những sự thật không phải ai cũng biết về hải tiêu xương gấu trúc 

Trên thực tế, hình ảnh của hải tiêu xương gấu trúc đã xuất hiện và trở nên “viral” từ năm 2017. Tuy nhiên, ở thời điểm đó chưa có nghiên cứu nào được thực hiện về loài hải tiêu này. Chỉ cho đến năm 2018, khi nhà nghiên cứu Naohiro Hasegawa phát hiện chúng, những nghiên cứu mới lần lượt được triển khai. 

Dù nổi tiếng với bộ xương giống gấu trúc và thậm chí còn được đặt tên là hải tiêu xương gấu trúc nhưng thứ chúng ta gọi là “xương” đó thực chất lại là các mạch máu. Còn những chấm đen khiến chúng có khuôn mặt gấu trúc đơn giản chỉ là các hoa văn. 

Một nhà nghiên cứu tại Đại học Hokkaido là Naohiro Hasegawa cho biết ông vẫn chưa hiểu mục đích của vẻ ngoài độc đáo của chúng là gì dù. Trong quá trình tìm kiếm và phân tích hải tiêu xương gấu trúc, ông cũng so sánh thông tin di truyền của nó với các loài hải tiêu khác và phát hiện là bộ xương gấu trúc ascidian là một loài mới thuộc nhóm clavelina. 

Thêm một điều khó tin về loài hải tiêu này nữa đó là dù có vẻ ngoài “mi nhon” như thế nhưng chúng lại là một loài tunicate, tức là sinh vật lọc nước để ăn các thực vật phù du. 

Không như nhiều người đồn đãi, hải tiêu xương gấu trúc hoàn toàn không gây hại cho hệ sinh thái biển và cũng không có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa ở con người. 

Nhìn chung, hải tiêu xương gấu trúc là một sinh vật biển vừa có ngoại hình dễ thương hệt một nhân vật hoạt hình, loài hải tiêu này còn vừa có đóng góp tích cực và làm đa dạng hệ sinh thái biển. Đó là lý do mà ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu bắt tay vào công cuộc tìm kiếm thông tin mới về loài hải tiêu này. 

Nguyệt Hoa