Indonesia khôi phục 300.000ha trại nuôi tôm bỏ hoang
Indonesia lên kế hoạch hồi phục 300.000 hecta trại nuôi tôm bỏ trống ở Kuta để thúc đẩy ngành thủy sản một lần nữa trở lại đỉnh cao, tiến đến vị trí hàng đầu thế giới.
Tại Indonesia, hơn một nửa các trang trại nuôi tôm được xây dựng từ đất rừng ngập mặn hiện nay đang bị bỏ hoang, không được sử dụng. Không chỉ phá rừng ngập mặn làm trang trại, các trại nuôi tôm còn bị chỉ trích vì làm giảm chất lượng nước ở các vùng dân cư lân cận khu vực nuôi.
Chính phủ Indonesia đã lên kế hoạch phục hồi lại các trại nuôi trồng thủy sản vừa giúp thúc đẩy sản xuất thủy sản vừa chống lại sự khai phá rừng ngập mặn để nuôi trồng của người dân.
Kế hoạch này nhận được nhiều sự ủng hộ của các chuyên gia thủy sản. Tuy nhiên, họ mong rằng chính phủ sẽ tập tập trung vào tăng sản lượng các trại hiện hữu hơn là mở rộng số lượng trại hoạt động.
Khu nuôi tôm tập trung tại Indonesia thường khai thác từ đất rừng ngập mặn.
Indonesia cho biết dự án hồi phục 300.000 hecta trại nuôi tôm bỏ trống ở Kuta để thúc đẩy ngành thủy sản và làm giảm nạn phá rừng.
Theo chuyên gia cao cấp văn phòng tham mưu của tổng thống Alan Koropitan: “Hơn gấp đôi diện tích trên ở các khu rừng ngập mặn ven biển đã bị tàn phá để làm trại nuôi tôm, nhưng chỉ 40% trại là đi vào sản xuất (dựa theo dữ liệu quốc gia 2018). Chúng ta sẽ hồi phục những vùng bỏ hoang hoặc quản lý kém trong năm năm tới. Và tất nhiên là không thể khai thác thêm đất rừng để mở rộng trại nuôi”.
Ngành thủy sản Indonesia sẽ tăng trưởng mạnh nếu có thể tận dụng được nguồn cơ sở trại nuôi hiện đang không sử dụng trên. Mặc dù là nước xuất khẩu tôm biển đông lạnh lớn nhất thế giới nhưng lại là quốc gia Đông Nam Á tuột lại phía sau các quốc gia láng giềng trong xuất khẩu tôm nước ngọt, tôm tươi, muối và tôm xông khói.
Ao nuôi tôm chính là nguyên nhân chính trong việc phá rừng ngập mặn – một môi trường sống quan trọng của sinh vật biển. Năm 1999, hơn 350.000 ha rừng ngập mặn bị san bằng để dọn đường cho các ao nuôi tôm (theo World Bank năm 2003).
Tổng thống Joko Widodo cũng đã yêu cầu Bộ Thủy sản tiến hành lập một bản đồ về các trại nuôi bỏ hoang nhằm bắt đầu công cuộc khôi phục lại chúng.
Các chuyên gia thủy sản cực kỳ hoan nghênh quyết định này nhưng họ mong muốn chính phủ nên chủ yếu tập trung vào việc tăng cường nuôi tôm trên cùng một diện tích đất và vào số lượng tôm nuôi, chứ không phải là tăng số lượng ao nuôi. Vì theo Susan Herawati – Tổng thư ký Liên minh nhân dân về nghề cá (một tổ chức phi chính phủ), việc cố gắng mở rộng diện tích nuôi tôm không phù hợp với tình trạng nuôi tôm của Indonesia trong lúc này. Điển hình là vùng đất Bumi Dipasena với diện tích 17.000 ha tại Sumatra’s Lampung – đây là trại nuôi tôm lớn nhất Châu Á và cũng có thể lớn nhất thế giới. Việc tăng cường sản xuất ở đây sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thế giới.
Bên cạnh đó các trang trại tôm cũng cần sửa chữa cơ sở hạ tầng, đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất như nguồn điện, nước cấp sạch,… Điều này sẽ giúp người nuôi ổn định hơn, có thể tập trung vào công tác sản xuất tốt hơn. Đặc biệt là tạo cơ hội việc làm cho hàng nghìn gia đình sống ở khu vực Bumi Dipasena này.
Indonesia khôi phục các trang trại bỏ hoang để đưa ngành tôm nước này trở lại thời kỳ đỉnh cao.
Đầu tháng 12/2019, Bộ trưởng Thủy sản của Indonesia- Edhy Prabowo đã hứa sẽ phối hợp cùng với các cơ quan chính quyền khác để phục hồi Bumi Dipasena. Một trong các thách thức chủ yếu chính là năng lực sản xuất của các ao tôm và cơ sở hạ tầng phục vụ hiện hữu.
Việc kiểm soát hoạt động của các ao tôm trước đây thuộc về công ty PT Central Proteina Prima tại Jakarta, họ hợp tác cùng các trại nuôi có quy mô nhỏ. Vào những năm 1990, là thời điểm đỉnh của sản xuất, trung bình mỗi ngày thu hoạch lên tới 200 tấn tôm và ước tính thu được doanh thu xuất khẩu mỗi năm là 3 triệu đô. Nhưng công ty này đã bí mật cắt giảm phân nửa khoản vay của ngân hàng cho người nuôi dẫn tới sự suy giảm toàn bộ hoạt động sản xuất.
“Nếu chương trình phục hồi thực sự diễn ra thì nghề nuôi tôm tại Dipasena có thể đạt đỉnh sản xuất một lần nữa, đồng nghĩa chúng ta sẽ trở thành người dẫn đầu sản xuất tôm của thế giới. Đây sẽ là nguồn lợi lớn cho cả người nuôi và đất nước” – Ông Dedi Adhuri, nhà nghiên cứu tại viện khoa học Indonesia cho biết.
Hiện nay, một số người nuôi tôm vẫn đang tiếp tục công việc của họ tại Bumi Dipasena dù lợi nhuận đã bị thu hẹp lại. Họ hi vọng chính phủ thể hiện đúng vai trò của mình trong lúc này.