TIN THỦY SẢN

Khánh Hòa: Thông báo lịch thời vụ nuôi tôm năm 2016

Ngọc Thủy

Căn cứ khung lịch thời vụ thả giống tôm nước lợ năm 2016 của Tổng cục Thủy sản, Căn cứ đặc điểm sinh thái từng vùng nuôi tôm trên toàn tỉnh, hạn chế tác động ảnh hưởng của El-nino và nhằm giảm thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh để đảm bảo kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2016, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Khánh Hòa hướng dẫn lịch thời vụ nuôi tôm nước lợ năm 2016 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Đối với nuôi tôm sú, chỉ nên nuôi 1 vụ trong năm, thời gian bắt đầu thả giông từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2016, trong đó: Nuôi theo phương thức thâm canh, bán thâm canh: Thời gian thả giống từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2016, mật độ thả từ 20 - 25 con Post 15/m2.

Nuôi tôm sú quảng canh, quảng canh cải tiến: Ở các khu vực không nuôi bán thâm canh và thâm canh được nên nuôi kết hợp đa dạng sinh học như tôm sú với cá dìa, cá măng, cá đối mục, hoặc cá rô phi, hải sâm, rong cau... Thời gian thả giống từ tháng 3 - 8 năm 2016, mật độ thả 5 - 10 con Post 15/m2 thả giống và thu hoạch theo phương thức đánh tỉa thả bù hoặc thu toàn bộ tùy thuộc vào từng mô hình thực hiện.

Đối với nuôi tôm chân trắng: Thả giống từ tháng 2 đến hết tháng 9 năm 2016, trong đó, đối với những ao đất: Nhóm hộ có 1 ao: nuôi mật độ thưa từ 20-30 con/m2, có thể đăng lồng nuôi cá rô phi kết hợp trong ao. Nhóm hộ có 2 ao: mật độ nuôi từ 30 - 50 con/m2, có thể nuôi kết hợp với cá rô phi trong ao chứa để xử lý nước. Nhóm hộ có 3 ao trể lên: mật độ nuôi trên 50 con/m2, có thể nuôi kết hợp với cá rô phi trong ao chứa để xử lý nước, đồng thời si phong chất thải ra ao chứa bùn riêng.
Đối với những ao lót bạt: Thả với mật độ cao trên 100 con/m2; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại và công nghệ nuôi mới, tiên tiến; xây đựng hệ thống mương cấp, thoát nước riêng biệt, có ao xử lý nước thải, bùn thải trước khi đưa ra môi trường bên ngoài.

Sở NN&PTNT Khánh Hoad cũng khuyến cáo, trước khi thả tôm 5-10 ngày các hộ nuôi tôm cần theo dõi diễn biến thời tiết và bản tin nông hộ cần biết cho NTTS của Trung tâm Khuyến nông (nhiệt độ, bão, áp thâp nhiệt đới, gió mùa Đông bắc,...) nếu thời tiết không thuận lợi cho tôm nuôi thì nên tạm dừng thả giống hoặc lấy ý kiến tư vấn của cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản tại địa phương. Bên cạnh đó, không sử dụng các sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường thủy sản,...thành phân có chứa Cypermethrin, Deltamethrin {theo Thông tư sổ 04/2012/TT- BNNPTNT ngày 16/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vê việc đưa các sản pham có chứa Cypermethrin, Deỉtamethrin ra khỏi Danh mục sản phâm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản; thuốc thủ y thuỷ sản được phép lưu hành tại Việt Nam).

Các hộ nuôi trong cùng khu vực có chung hệ thống cấp và tiêu nước (Tổ cộng đồng) thì nên tổ chức nạo vét kênh mương để tăng khả năng cấp thoát nước khu vực nuôi của mình. Nên thả giống đồng loạt tại các vùng nuôi tôm tập trung.

Trong quá trình nuôi không dùng các loại hóa chất và kháng sinh cấm sử dụng theo quy định hiện hành như: Văn bản hợp nhất số 08/VBHN-BNNPTNT ngày 25/02/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT “Thông tư ban hành Danh mục thuốc, hóa chát, kháng sinh cẩm sử dụng, hạn chế sử dụng ” và các văn bản có liên quan.

Không sử dụng các loại thức ăn thủy sản có chứa thành phần Bthoxyquin và Sulfamethoxazole trong quá trình nuôi. Trong trường hợp sử dụng thức ăn có chứa Ethoxyquin với hàm lượng từ 90 - 150 ppm thì chuyển sang dùng các loại thức ăn không chứa Ethoxyquin từ 4-6 ngày trước khi thu hoạch và không dùng các loại thức ăn bô sung như: dầu gan mực; dầu cá hồi, bột mực; bột cá FMB 60 Fish meel 66%.,.(theo công văn so 98/TCTS-VP ngày 14/01/2013 của Tổng cục Thủy sản về việc hướng dẫn sử dụng Ethoxyquin trong nuôi trồng thủy sản).

Ngọc Thủy Vasep, 25/01/2016