Kinh nghiệm nuôi tôm ở Ấn Độ
Bài viết tóm tắt về kinh nghiệm nuôi tôm đúng cách và thành công ở Ấn Độ là quản lý chất lượng nước, quản lý cho ăn và hố xi phong xử lý chất thải trong ao nuôi tôm.
Các thông số về chất lượng nước:
Để nuôi tôm thành công nông dân phải đảm bảo các yếu tố về chất lượng nước, tỉ lệ khoáng chất và mật độ vi khuẩn trong ao nuôi tôm.
Thông số chung |
Tỉ lệ khoáng |
Vibrio |
Oxy hòa tan >5 |
Ca: Mg 1:3 |
Khuẩn xanh < 30 CFU/ml |
pH 7.5 – 8.5 |
Cl: Na: Mg 16:9:1 |
Khẩn vàng < 300 CFU/ml |
Độ trong: 35 – 45 cm |
Mg: Ca: K 3:1:1 |
|
Kiềm > 100 |
Na: K 40:1 |
|
Độ mặn 15 – 30 ‰ |
Cl> 500ppm |
|
Nhiệt độ 28 – 31oC |
|
|
Độ sâu 1,8m |
|
|
Quản lý thức ăn
Quản lý thức ăn là yếu tố quyết định thành công. Nó chiếm đến 65% tổng chi phí sản xuất và việc quản lý thức ăn không chính xác là nguyên nhân của tất cả các vấn đề dẫn đến tảo nở hoa, vi khuẩn gây bệnh phát triển và các vấn đề khác.
Tại Ấn Độ: Chế độ cho ăn đề xuất được đưa ra trong bảng.
Ấu trùng thả ban đầu |
100.000 PL |
Số lượng tôm được ước tính bằng tỉ lệ sống sau khi kết thúc vụ nuôi 80% |
80.000 PL |
Tổng thức ăn trong thời gian đỉnh điểm (tối đa của thức ăn viên) |
35 Kg (ABW: 15-20g) |
Tiêu thụ bởi 1 con tôm |
4-5 viên/ bữa |
Tổng lượng viên yêu cầu trên mỗi bữa ăn |
320.000 |
Viên / kg của thức ăn |
70.000 (70 viên/g) |
Thức ăn cho mỗi bữa ăn |
Max 5 – 6kg |
Số lần cho ăn mỗi ngày |
6 lần |
Chế độ cho ăn đề xuất ăn cho 100.000PL. Tôm thẻ chân trắng thích ăn thường xuyên.
Chất thải hữu cơ và hố xi phong
Tải trọng hữu cơ là một vấn đề chính trong nuôi tôm thâm canh. Năng suất và sức chứa của ao có liên quan trực tiếp đến tải trọng hữu cơ. Trong các hệ thống thâm canh với việc quản lý thức ăn kém thì chất thải hữu cơ có thể là vấn đề.
Chất thải hữu cơ cao nếu chúng ta sử dụng phương pháp nuôi tôm sú để nuôi tôm thẻ chân trắng. Thông thường các vấn đề liên quan đến chất thải hữu cơ xảy ra trong những ngày 60-65 của quá trình nuôi. Đối với nuôi tôm, việc tiêu thụ nước và trao đổi nước là một quá trình liên tục. Ở Ấn Độ, nông dân đã có những công cụ khác nhau để quản lý chất thải hữu cơ.
Hai kiểu hố xi phong phổ biến ở Ấn Độ. Trong hình dưới cùng, bạt nhựa màu xanh hoạt động hiệu quả để giữ cho cất thải ở chỗ trũng và làm cho chúng dễ dàng khi xả bùn thải ra ngoài.
Trong hệ thống nuôi nông dân sẽ có một khu vực riêng biệt để chứa và xử lý bùn thải nuôi tôm. Ảnh: Internet
Nguồn bài viết: Aqua Culture Asia Pacific