Lipid thực vật thay thế dầu cá trong thức ăn của tôm thẻ
Lipid đã trở thành chủ đề nghiên cứu của nhiều chuyên gia thuộc lĩnh vực này, tương tự như tìm nguồn thay thế protein động vật bằng nguồn protein thực vật thì việc tìm ra nguồn lipid thực vật hiệu quả trong công thứ thức ăn của tôm cũng được triển khai.
Cụ thể, gần đây nhóm nghiên cứu người Trung Quốc đã tìm hiểu sự ảnh hưởng của các nguồn lipid khác nhau đến tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng.
Dầu cá là nguồn lipid quan trọng trong thức ăn chăn nuôi thủy sản. Tuy nhiên, việc tìm kiếm các nguồn lipid thay thế phù hợp đã trở thành một vấn đề cấp bách do tình trạng sản xuất trì trệ và giá dầu dầu giá tăng cao. Do vậy, dầu thực vật đã trở thành lựa chọn thay thế phổ biến cho dầu cá vì giá rẻ, năng suất cao và giàu axit béo không no.
Trên thực tế, axit béo là thành phần chính của nguồn lipid trong thức ăn và tác động khác nhau của các nguồn lipid khác nhau đối với động vật thủy sản có thể là do sự khác biệt về loại và tỷ lệ axit béo trong lipid.
Cụ thể, để đánh giá việc thay thế dầu thực vật cho dầu cá trong chế độ ăn của tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei thì nhóm tác giả đã sử dụng các nguồn lipid khác nhau trong đó có dầu hạt lanh (LO), dầu đậu nành (SO) hoặc dầu hạt cải (RO), tôm thẻ chân trắng được ăn các loại thức ăn với các nguồn dầu thục vật khác nhau trong 30 ngày. Kết quả cho thấy thành phần axit béo trong các chế độ ăn và cơ của tôm là khác nhau.
Phân tích sâu hơn cho thấy hiệu suất tăng trưởng của tôm trong nhóm LO và SO tương tự như trong nhóm dầu ca. Hơn nữa, dường như sức khỏe đường ruột ở tôm được cho ăn bằng chế độ ăn LO hoặc SO đã được cải thiện.
Ngược lại, chế độ ăn RO làm giảm tỷ lệ tăng trọng và làm suy yếu sức khỏe đường ruột của tôm. Một cách nhất quán, tôm được nuôi bằng chế độ ăn RO có tỷ lệ chết cao nhất sau khi cảm nhiễm với Vibrio parahaemolyticus trong tất cả các nhóm.
Ngoài ra, hàm lượng cholesterol toàn phần (T-CHO) và biểu hiện gen của axit béo (FAS) trong gan tụy của tôm ở nhóm RO cao hơn đáng kể so với nhóm dầu cá.
Tóm lại, LO hoặc SO có thể được sử dụng thay thế cho dầu cá trong chế độ ăn của tôm thẻ chân trắng L. vannamei, trong khi việc thay thế dầu cá bằng RO trong chế độ ăn có thể gây ra tình trạng suy giảm sức khỏe đường ruột và mất cân bằng chuyển hóa lipid, dẫn đến giảm tăng trưởng và khả năng kháng bệnh của tôm.
Các kết quả này đã cung cấp cơ sở nghiên cứu cho sự phát triển hơn nữa của dầu thực vật như một chất thay thế cho dầu cá trong chế độ ăn của tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng.
Dầu hạt lanh, còn được gọi là dầu lanh, là một loại dầu không màu đến hơi vàng thu được từ hạt chín, khô của cây lanh. Có tên khoa học là Linum usitatissimum, là loài thuộc chi Linum, họ Linaceae. Dầu hạt lanh thu được bằng cách ép, đôi khi được chiết xuất bằng dung môi.
Dầu hạt lanh là một loại dầu khô, chúng là một chất béo trung tính, giống như các chất béo khác chứa một lượng lớn axit α-Linolenic (51,9–55,2%) - một axit béo omega-3. Ngoài ra, dầu hạt lanh có chứa nhiều hợp chất hữu ích như các axit bão hòa axit palmitic (khoảng 7%) và axit stearic (3,4–4,6%); axit oleic không bão hòa đơn (18,5–22,6%); axit linoleic không bão hòa kép (14,2–17%); protein, chất xơ, các hợp chất phenolic (lignans), khoáng chất (canxi và magie).
Đậu nành hay đỗ tương, hoặc đậu tương, có tên khoa học Glycine max, là loại cây họ đậu Fabaceae, là loài bản địa của Đông Á. Loài này được biết đến là loại cây giàu hàm lượng chất đạm thực vật (protein), do đó cũng đã có nhiều thử nghiệm và ứng dụng đậu này làm nguồn protein thực vật thay thế protein động vật (bột cá).
Như vậy dựa vào kết quả nghiên cứu này thì dầu đậu nành sẽ là một trong những ứng cử viên sáng giá trong việc lựa chọn các loại dầu thực vật thay thế dầu cá.
Như vậy, từ kết quả này cho thấy dầu thực vật đặc biệt là dầu hạt lanh và dầu nành sẽ có thể thay thế một phần hay toàn phần dầu cá trong công thức thức ăn của tôm. điều này sẽ mang đến việc chủ động được nguồn nguyên liệu, giảm chi phí cũng như có khả năng đem lại hiệu quả về sinh trưởng và sức khỏe tôm thẻ.